3.3 Giải pháp phát triển thị trường công cụ phái sinh ngoại hối
3.3.1 Nâng cao vai trò của công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá
rủi ro tỷ giá đối với doanh nghiệp
Với mức độ hòa nhập vào thị trường thế giới ngày càng sâu và rộng, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới trong việc giao thương và tiếp cận với nền kinh tế thế giới, buôn bán với các đối tác nước ngồi ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không tránh khỏi những rủi ro mang lại từ thương mại quốc tế, mà nhất là rủi ro về tỷ giá. Trong thời gian qua, tỷ giá ngoại tệ luôn trong diễn biến phức tạp, điển hình là tỷ giá VND/USD ln trong tình
trạng biến động, mất cân đối cung cầu ngoại tệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Tác động của rủi ro tỷ giá là rất lớn đối với các doanh nghiệp có liên quan nhiều đến ngoại tệ như đã trình bày ở trên. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm thiểu những rủi ro này, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trên thế giới, thị trường các sản phẩm phái sinh phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau, hợp đồng quyền chọn… đã phát triển từ rất lâu, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp về kiểm soát rủi ro tỷ giá. Tại Việt Nam, việc sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cịn rất hạn chế và chỉ có các ngân hàng mới được triển khai nghiệp vụ này. Với kết quả khảo sát trong chương 2, phần nào thể hiện được thị trường này còn chưa được phổ biến mà rủi ro tỷ giá thì ngày càng rõ nét hơn trong hoạt động của doanh nghiệp. Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa chủ động tự bảo vệ mình trước biến động của tỷ giá. Nguyên nhân đưa là do nhận thức của doanh nghiệp về rủi ro tỷ giá là chưa cao, nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu sử dụng các biện pháp các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Kết quả khảo sát phần nào cho thấy 70% các doanh nghiệp thực sự quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá, 54/100 doanh nghiệp từng sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và phổ biến nhất vẫn là hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn còn hạn chế sử dụng, trong khi hợp đồng giao sau là chưa hề được đưa vào danh mục phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Đồng thời, sự can thiệp khá sâu của NHNN vào tỷ giá đã làm cho nhiều doanh nghiệp thờ ơ với rủi ro, kéo theo là sự hạn chế sự phát triển của thị trường công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Diễn biến trên thị trường ngoại hối trong thời gian qua và sự biến động mạnh của tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam càng chứng tỏ: khi nền kinh tế của một quốc gia càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì ảnh hưởng của tỷ giá là điều rất chắc chắn, nhà nước dần dần giảm đi sự can thiệp vào thị trường. Vấn đề cần làm là những đối tượng có liên quan đến việc sử dụng ngoại tệ cần quan tâm sâu sắc hơn nữa vấn đề tỷ giá cũng như áp dụng các biện pháp phịng ngừa
rủi ro. Có như vậy, thị trường này mới thực sự lớn lên và phát huy được hết vai trị của nó trong việc phịng ngừa rủi ro, tạo lợi ích cho các bên thơng qua sự kiểm sốt rủi ro hiệu quả.