Về phía các doanh nghiệp Việt Nam (Về phía cầu)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)

Chương 1 : Nhận thức chung về công cụ tài chính phái sinh

2.3 Đánh giá về thực trạng các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển các

2.3.1 Về phía các doanh nghiệp Việt Nam (Về phía cầu)

Với các câu trả lời được hoàn thành từ 110 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong các ngành công nghiệp khác nhau, dưới đây là một số kết quả hoặc các vấn đề về “nhận thức và kỳ vọng của khách hàng đối với các sản phẩm phái sinh của ngân hàng”:

_ Thứ nhất, thị trường tài chính Việt Nam đã được ổn định trong nhiều năm và đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực do trình độ hội nhập khu vực và thế giới thấp của các nhà kinh tế. Rất ít doanh nghiệp bị thiệt hại nghiêm trọng do biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái. Điều này đã dẫn đến kết quả một số doanh nghiệp rơi vào thái độ tự mãn. Họ đã không quan tâm đến xây dựng các chính sách nhằm quản lý rủi ro cho họ, họ vẫn tin tưởng rằng chính phủ sẽ bảo vệ họ từ biến động cao của giá cả thị trường.

_ Thứ hai, khi Việt Nam mở cửa thị trường ra thế giới, từ kết quả hội nhập của nền kinh tế trong nước vào thị trường thế giới, doanh nghiệp Việt Nam đã bắt đầu suy nghĩ chính chắn hơn về những rủi ro ngày càng tăng mà họ có thể bị ảnh hưởng. Một biên độ giao dịch rộng lớn hơn có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam đang tiếp xúc với nhiều rủi ro từ biến động lãi suất và tỷ giá, vì vậy cần có cơng cụ bảo hiểm rủi ro như cơng cụ tài chính phái sinh có thể tăng lên. Khảo sát của chương 2 đã cho thấy rằng rằng biến động lãi suất và tỷ giá hối đoái là vấn đề quan tâm nhất của các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay, nhưng rất ít doanh nghiệp sử dụng sản phẩm phái sinh để bảo vệ họtránh khỏi những rủi ro từ sự không chắc chắn.

_ Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là không hiểu biết nhiều về các cơng cụ tài chính phái sinh . Kém hiểu biết về sản phẩm phái sinh là lý do chủ yếu đến nay khiến các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng chúng. Các sản phẩm phái sinh thực sự khá phức tạp và không dễ hiểu nếu khơngđược đào tạo chun sâu. Do đó, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam ngần ngại sử dụng các sản phẩm này bởi vì họ cảm thấy nó q xa lạ và nguy hiểm. Các ngân hàng thương mại cho đến nay đã sẵn sàng

hay có thể giúp họ hiểu rõ ràng những lợi ích và rủi ro của các sản phẩm phái sinh hoặc cung cấp thêm dịch vụ hỗ trợ .

_ Thứ tư, trách nhiệm cá nhân là một mối quan tâm lớn của các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam. Vì hầu hết doanh nghiệp Việt Nam vẫn khơng có một chính sách bảo hiểm rủi ro doanh nghiệp và nhà quản lý là cá nhân chịu trách nhiệm nếu hợp đồng bị tổn thất, điều này khiến các giám đốc tài chính khá do dự khi tham gia vào bất kỳ hợp đồng bảo hiểm rủi ro nào. Tư duy sợ chịu trách nhiệm cũng khiến lãnh đạo DN sợ ra quyết định. Khi quyết định hoán đổi lãi suất, nếu lãi suất cao hơn thì khơng được ban thưởng gì, nhưng nếu lãi suất xuống, thì khơng những uy tín mà “sinh mạng chính trị” của lãnh đạo cũng… lung lay.

_ Năm là, chính phủ cũng như NHTM Việt Nam khơng có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam sử dụng sản phẩm phái sinh. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn phải vật lộn làm sao tìm cách tốt nhất để đối phó với các chính sách thuế, giải pháp kế tốn và yêu cầu báo cáo liên quan đến các giao dịch phái sinh. Nếu không quán triệt các nội dung, nguyên tắc cơ bản của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế, Việt Nam sẽ phải trả giá khá cao, bởi các lý do:

- Khó hội nhập kinh tế Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong quan hệ thương mại với các đối tác trên thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên các thị trường chứng khốn Quốc tế vì báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam lập theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam sẽ khơng được thị trường chứng khoán Quốc tế chấp nhận.

- Bản thân doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan giám sát an tồn hoạt động thị trường tài chính khơng có đủ cơ sở dữ liệu cần thiết để quản trị rủi ro.

- Các doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh số liệu kế tốn, để lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế, và để kiểm toán báo cáo tài chính này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 59 - 61)