Cần có sự phát triển cân bằng giữa các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

Chương 1 : Nhận thức chung về công cụ tài chính phái sinh

3.1 Những giải pháp cho kế hoạch vĩ mô

3.1.6 Cần có sự phát triển cân bằng giữa các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành

ngành cơng nghiệp tài chính:

Hiện nay, dường như ngành cơng nghiệp tài chính đang phát triển với tốc độ nhanh hơn các ngành công nghiệp khác (đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất). Kết quả của sự phát triển này làm cho khoảng cách của sự phát triển giữa ngành công nghiệp tài chính và những ngành cơng nghiệp khác đang trở nên xa hơn. Tuy nhiên, sự phát triển cùa cơng cụ tài chính phái sinh đang là một trong những nỗ lực của chính phủ để thực hiện cơng cuộc hiện đại hố và tự do hố thị trường tài chính của đất nước. Việc vận dụng thị trường tài chính hiệu quả sẽ lần lượt hỗ trợ việc sản xuất và kinh doanh của đất nước. Rõ ràng là nên có sự phát triển cân bằng giữa cơng nghiệp tài chính và các ngành cơng nghiệp khác để hỗ trợ nền kinh tế đất nước một cách hiệu quả.

- Mặt khác, việc phát triển bất cân xứng trên còn tạo ra khoảng cách giữa tiết kiệm và đầu tư của quốc gia. Từ khi tồn tại khoảng cách quá lớn giữa tiết kiệm và đầu tư, chính phủ đã dựa vào nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để trang trải các nhu cầu đầu tư khổng lồ của nhà nước và khu vực tư nhân. Những dòng vốn đầu tư này có

bản chất ngắn hạn và đem lại áp lực lên nền kinh tế vì đây là nguy cơ đảo chiều nhanh chóng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bất ổn và cản trở sự hoạt động của thị trường công cụ tài chính phái sinh. Mặc dù công cụ tài chính phái sinh được dùng để ngăn cản rủi ro nhưng cũng khơng có cách nào đề loại bỏ hoàn toàn rủi ro. Trên đây là một số giải pháp mang tính vĩ mơ,. Đó là những cơng việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng phát triển bền vững, an tồn và hiệu quả thì cần những nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các DN, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là nhận thức của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chứ không phải là các chủ thể quản lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các giải pháp phát triển sản phẩm phái sinh cho các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)