Chương 1 : Nhận thức chung về công cụ tài chính phái sinh
2.3 Đánh giá về thực trạng các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển các
2.3.2 Về phía các ngân hàng thương mại Việt Nam (Về phía cung)
Hầu hết các ngân hàng được điều tra đã đồng ý rằng có một tiềm năng cao cho thị trường phái sinh ở Việt Nam và các sản phẩm phái sinh sẽ trở thành một nguồn thu nhập quan trọngcho các ngân hàng Việt Nam trong tương lai gần. Tuy nhiên, họ đều bày tỏ sự quan tâm của họ về những khó khăn lớn mà họ đang phải đối mặt trong việc khai thác các sản phẩm mới tại Việt Nam.
_ Thứ nhất, đối với các quy định về cơng cụ tài chính phái sinh vẫn cịn thiếu một khung pháp lý cho các công cụ này. Đây là vấn đề trở ngại đáng kể cho NHTM Việt Nam trong việc triển khai các sản phẩm mới.
_ Thứ hai, tất cả 35 ngân hàngtài chính trả lời đồng tình rằng mối quan tâm cao nhất của họ khi giới thiệu sản phẩm phái sinh là sự kém hiểu biết về các công cụ phái sinhđối với một sốa khách hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng nói rằng chính họ cũng đang thiếu chun giavề công cụ phái sinh và họ không cảm thấy tự tin để tư vấn cho khách hàng hoặc cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp nhất.
_ Thứ ba, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro đối tác là mối quan tâm khác của các ngân hàng Việt Nam. Họ thiếu công cụ hiệu quả để quản lý rủi ro liên quan đến các giao dịch phái sinh và thông tin đầy đủ để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. _ Thứ tư, thiếu công nghệ hiện đại và chiến lược tiếp thị cũng gây trở ngại cho ngân hàng thương mại Việt Nam để cung cấp sản phẩm phái sinh cho khách hàng. Họ cảm thấy khó khăn khi định giá các sản phẩm và để khuyến khích hay kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh như các cơng cụ quản lý rủi ro.
Tóm lại, mặc dù các cơng cụ phái sinh đóng một vai trị quan trọng trong quản lý rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp, song thị trường phái sinh ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển đầu tiên vì những lý do khác nhau. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng của nó là rất cao. Hiểu biết điều kiện thị trường, nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng, cũng như năng lực của ngân hàng là tất cả các yếu tố cần thiết cho các ngân hàng để thiết lập thành công của chiến lược phát triển các sản phẩm phái sinh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, luận văn đã nêu lên thực trạng áp dụng công cụ tài chính phái sinh trên cả hai phía cung và cầu tại Việt Nam. Qua phân tích cho thấy, về phía các doanh nghiệp đã nhận biết được lợi ích của việc sử dụng công cụ phái sinh để chống lại rủi ro từ nền kinh tế; nhưng do nhiều yếu tố chi phối như thiếu hiểu biết về sản phẩm phái sinh, chi phí giao dịch cịn khá cao, tâm lý e ngại trách nhiệm … đã làm cho việc sử dụng cơng cụ này cịn khá khiêm tốn.Về phía các NHTM đã có những hoạt động tích cực để triển khai và mở
rộng việc vận dụng công cụ phái sinh cho các doanh nghiệp. Nhìn chung, việc áp dụng công cụ phái sinh vẫn cịn nhiều khó khăn đối với cả phía cung và
cầu. Do đó, cơng việc cấp bách hiện nay là phải tháo gỡ những khó khăn đang tồn tại để cho vai trị của cơng cụ phái sinh được phát huy cũng như việc vận dụng nó vào thị trường tài chính Việt Nam được dễ dàng và ngày càng phát
triển nhằm đưa nền kinh tế của Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM PHÁI SINH CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.
Dựa trên phân tích dữ liệu và những phát hiện trong Chương 2, chương này nhằm mục đích đề xuất giải pháp để giúp NHTM Việt Nam phát triển các sản phẩm phái sinh có hiệu quả và xem nó như là sản phẩm quản lý rủi ro cho khách hàng.
Tất cả 3 yếu tố quan trọng bao gồm điều kiện thị trường, nhu cầu khách hàng và khả năng của ngân hàng đã được điều tra ở phần trên và có thể đưa ra sơ đồ SWOT nhằm phân tích điểm mạnh-điểm yếu của khu vực ngân hàng và các cơng cụ tài chính phái sinh; cũng như những cơ hội-mối đe doạ bên ngoài vốn có từ nền kinh tế tồn cầu hố.
Điểm mạnh Điểm yếu
Nội bộ - Chính sách pháp luật quy định về công cụ phái sinh đã được cải cách đáng kể trong nhiều thập kỷ qua.
- Các ngân hàng nhận thấy sự cần thiết phải đa dạng hoá các nguồn thu nhập có hiệu quả và nâng cao khả năng cạnh tranh. - Sự biến động của lãi suất và tỷ
giá thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm phái sinh.
- Nguồn tài chính yếu kém, quy mơ nhỏ, chất lượng và hiệu quả thấp.
- Trình độ và kỹ năng chuyên môn của nhân viên vẫn chưa được nâng cao để tiếp cận công nghệ mới.
- Thiếu công nghệ hiện đại và chiến lược marketing đã ngăn cản các NHTM Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm tài chính phái sinh tới khách hàng.
- Thiếu khuôn khổ pháp lý.
Những cơ hội Mối đe doạ
Bên ngoài - Mở rộng hội nhập kinh tế thế giới làm gia tăng số lượng ngân hàng với nguồn tài chính, cơng nghệ, kỹ năng quản lý và kinh nghiệm dồi dào.
- Tăng cường thương mại quốc tế và tự do hoá nguồn vốn thế giới đi kèm với việc gia tăng sự cạnh tranh và rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp . - Trở thành thành viên của
WTO sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính
Sơ đồ 1: Sơ đồ SWOT của khu vực ngân hàng và các cơng cụ tài chính phái sinh Trong chương này, luận văn tập trung đề xuất một số giải pháp đối với Nhà nước và cả các NHTM Việt Nam để giúp họ tận dụng và phát huy thế mạnh, giảm thiểu hoặc khắc phục những điểm yếu. Bên cạnh đó, hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều cho rằng : sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ và ngân hàng Trung ương là rất cần thiết
để cải thiện môi trường vĩ mô tài chính. Thơng qua câu hỏi mở về các kiến nghị với Ngân hàng trung ương hoặc Chính phủ, hầu hết các NHTM có ý kiến cho rằng: cần cải thiện khung pháp lý( 35 ý kiến), cải thiện cơ sở hạ tầng tài chính bao gồm thị trường liên ngân hàng, thanh toán bù trừ …(28 ý kiến), ưu đãi thuế (12 ý kiến) là tất cả các yêu cầu cơ bản để kích thích hoặc khuyến khích sự phát triển của thị trường phái sinh ở Việt Nam.
Hình 3.1: Kiến nghị của NHTM với Chính phủ