Tình hình kinh tế xã hội tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 33 - 38)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.1. Tổng quan kinh tế xã hội tỉnh AnGiang

3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh AnGiang

a). Tăng trưởng GDP từ 2005 – 2009 (tính theo giá cố định năm 1994)

Bảng 3.1 Tốc độ tăng trƣởng GDP của tỉnh (2005 – 2009) Năm GDP

(tỷ đồng)

Tăng trƣởng hàng năm (%)

Bình quân giai đoạn 2005-2009 ( %) 2005 10.373 10,88% 2006 11.312 9,05% 2007 12.836 13,47% 2008 14.421 12,35% 2009 15.670 8,66%

Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Cục Thống kê An Giang và tính tốn của tác giả

Tăng trưởng GDP của tỉnh ln được duy trì ở mức cao, bình quân 10,88% trong giai đoạn 2005-2009, đặc biệt trong năm 2007 là 13,47%. Theo số liệu thống kê 2009, An Giang là tỉnh có GDP đứng thứ 2 khu vực ĐBSCL (sau Kiên Giang). Thu nhập bình quân đầu người đang dần được cải thiện đạt 18.450.000 đồng/người (tính theo giá thực tế 2009), đã vượt mức thu nhập bình qn tồn vùng (17.684.000 đồng/người). Điều này đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh xuống còn 5,81%, giảm 1,39% so với năm 2008.

b). Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo giá cố định 1994.

Bảng 3.2 Giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế

Năm

Tổng số (tỷ đồng)

Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy

sản

Công nghiệp và

Xây dựng Dịch vụ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ

2003 16.879 6.583 39% 3.543 21% 6.752 40% 2004 18.760 7.220 38% 4.052 22% 7.487 40% 2005 20.561 7.558 37% 4.608 22% 8.364 41% 2006 22.565 7.405 33% 5.547 25% 9.611 43% 2007 25.672 8.411 33% 6.373 25% 10.842 42% 2008 28.958 9.384 32% 7.428 26% 12.145 42% 2009 31.186 9.061 29% 8.212 26% 13.912 45%

Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Cục Thống kê An Giang và tính tốn của tác giả

Trong giai đoạn từ 2003-2009, cơ cấu giá trị các ngành kinh tế trong tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghệ và dịch vụ (tăng 5%), giảm dần tỷ trọng ngành nơng nghiệp (giảm 10%). Đây là tín hiệu khả quan cho q trình phát triển kinh tế trong tỉnh theo hướng cơng nghiệp hóa. Cho dù tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng hơn 50% trong giai đoạn này, nhưng các ngành công nghiệp và dịch vụ còn đạt tốc độ tăng trưởng mạnh hơn, tăng hơn gấp đôi trong cùng giai đoạn.

c). Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo giá cố định năm 1994

Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp Tỷ đồng Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 2003 6.529 5.264 80,6% 477 7,3% 787 12,1% 2004 7.192 5.873 81,7% 424 5,9% 895 12,4% 2005 7.460 6.137 82,3% 386 5,2% 936 12,5% 2006 7.208 5.846 81,1% 386 5,4% 975 13,5% 2007 7.779 6.325 81,3% 432 5,6% 1.021 13,1% 2008 8.529 6.924 81,2% 461 5,4% 1.144 13,4% 2009 8.384 6.810 81,2% 416 5,0% 1.158 13,8%

Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Cục Thống kê An Giang và tính tốn của tác giả

Trong những năm 2007-2008, do sự phát triển mạnh của nuôi cá tra và cá basa nên giá trị ngành chăn nuôi tăng cao, tăng gần 100 tỷ đồng so với 2006.

Tuy nhiên, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) và ổn định qua các năm. Cây lương thực vẫn đóng vai trị chủ yếu trong trồng trọt, chiếm hơn 90% giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Các hoạt động dịch vụ nông nghiệp cũng đang dần được cải thiện về giá trị cũng như tỷ lệ đóng góp vào nơng nghiệp.

d). Dân số.

Dân số tỉnh An Giang hiện nay là 2.149.184 người, thành thị là 609.384 người, nông thôn là 1.539.800, mật độ trung bình 608 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,185%. Dân số trong tỉnh đang có xu hướng chuyển dịch từ nông thôn sang thành thị. Trong giai đoạn từ năm 2005-2009 dân số nông thơn ln chiếm bình qn khoảng 71% dân số tồn tỉnh, giảm hơn 5% bình quân giai đoạn 2000-2004.

516.7 532.2 594.4 598.1 602.5 606.0 609.4 1579.5 1575.2 1523.8 1527.7 1532.2 1536.5 1539.8 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Dân số thành thị Dân số nông thôn

ngàn người

Nông nghiệp 68% Công nghiệp xây dựng 20% Dịch vụ 12%

Thành thị - nơng thơn Phân theo ngành nghề

Hình 3.2 Cơ cấu dân số tỉnh An Giang năm 2009

e). Giáo dục – y tế

Tồn tỉnh hiện có 1 trường đại học, 1 trường cao đẳng, 1 trường trung học chuyên nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên. Năm 2009 số sinh viên, học sinh tốt nghiệp hệ cao đẳng, đại học và trung học chuyên nghiệp là 4.537 người. Hiện ở tỉnh đạt tỷ lệ 3 sinh viên đại học trên 1.000 dân. Đối với hệ phổ thông, số trường trên tồn tỉnh là 598 trường với 8.160 phịng học (số giữa năm 2009) và 323.962 học sinh. Trong đó bậc tiểu học là 396 trường – 5.409 phòng – 177.597 học sinh; trung học cơ sở là 154 trường – 1.838 phòng – 104.323 học sinh và bậc phổ thông trung học là 48 trường – 913 phòng – 42.042 học sinh. Hiện tỉnh đã cơ bản hoàn thành xong phổ cập trung học cơ sở, số học sinh đi học trên 1000 dân là 152 học sinh.

Tồn tỉnh hiện có là 18 bệnh viện (trong đó có 3 bệnh viện do tư nhân thành lập) với tổng cộng là 4.700 giường bệnh, đã thực hiện khám và điều trị hơn 10 triệu lượt người trong năm 2009. Số bác sĩ và trên đại học là 929 người, đạt tỷ lệ 10,2 y, bác sĩ trên 1000 dân. Hiệu quả hoạt động của ngành y tế đã góp phần giảm tỷ lệ tử trong tỉnh xuống cịn 5,1 phần nghìn.

Nơng thơn 71.65% Thành thị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động nông nghiệp tỉnh an giang (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)