1.3.1 Tình hình nghiên cứu về vấn đề đất đai
Cơng trình Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam (2002) của Lâm Quang Huyên đã trình bày cách giải quyết vấn đề ruộng đất trên thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước tư bản chủ nghĩa giúp cung cấp những cơ sở lý luận chung, những kinh nghiệm của một số nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trên thế giới cũng như kinh nghiệm thực tiễn từ nước Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử để góp phần thực hiện luận án. Cùng với đó, cơng trình đề cập cơ bản về quá trình sử dụng nguồn tài nguyên đất của Đồn Cơng Quỳ (2006), Quy hoạch sử dụng đất đã đề cập đến những kiến thức cơ bản về quy hoạch và những quan điểm quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất đai bền vững. Tác giả đã khái quát tính chất, mục tiêu, phạm vi trong quy hoạch sử dụng đất đai; các vấn đề cơ bản cho sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai; một số kết quả điển hình trong phương pháp chọn phương án cho quy hoạch sử dụng đất đai; qua đó giúp khẳng định trên nền tảng khoa học của quá trình sử dụng đất, đất được coi là đối tượng của các mối quan hệ kinh tế - xã hội; việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất gắn liền với các quan hệ sản xuất.
Các chính sách quản lý, quy hoạch, sử dụng nguồn tài nguyên đất hiện nay cũng rất được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Có thể nêu ra một số cơng trình như Nguyễn Đắc Nhẫn (2011), Quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực trạng và
hướng đổi mới; Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (2007), Phát triển nơng nghiệp và chính sách đất đai tại Việt Nam; Phạm Việt Dũng (2013), ột số tác động của chính sách đất đai đến phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hay Nguyễn Minh Quang
(2014), Đổi mới chính sách, pháp luật đất đai, tạo động lực cho đẩy mạnh tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.... Các tác giả nghiên cứu quá trình sử dụng đất đặc
biệt là đất nơng nghiệp trước và sau luật đất đai 2003, 2013 và các chính sách quản lý đất đai của Nhà nước. Bên cạnh đó, các cơng trình cũng nêu lên những ảnh hưởng của chính sách đất đai và các định hướng về chính sách trong tương lai.
1.3.2 Tình hình nghiên cứu về sử dụng nguồn tài nguyên đất ở vùng Tây Nguyên
Thực trạng quản lí và sử dụng ruộng đất ở Tây Nguyên được nhắc đến trong một số nghiên cứu gần đây như Vũ Đình Lợi - Bùi Minh Đạo - Vũ Thị Hồng (2000), Sở hữu và
sử dụng đất đai ở các tỉnh Tây Nguyên; Nguyễn Duy Thụy (2010), Vài nét về thực trạng quản lí và sử dụng ruộng đất ở Đắk Lắk từ 1986 đến năm 2003,... Các tác giả đã khái
quát quá trình sở hữu và sử dụng đất đai Tây Nguyên trong xã hội cổ truyền và những biến đổi trong các giai đoạn dưới thời Pháp, Mỹ, giai đoạn 197 -1989 và hiện nay. Đó là mâu thuẫn giữa một bên là sở hữu và sử dụng cộng đồng th o truyền thống của các DTTSTC và một bên là luật đất đai mới. Những biến động trong quá trình khai thác và sử dụng đất đai ở Tây Nguyên làm ảnh hưởng đến môi trường sống, tranh chấp đất đai ngày càng phổ biến và tình trạng thiếu đất trồng trọt của người dân tại chỗ nếu không được khắc phục kịp thời những khiếm khuyết của quá trình khai thác và sử dụng đất đai thì những vấn đề này sẽ nảy sinh mất ổn định xã hội.
Quá trình tiến hành nghiên cứu, đề tài phân tích dựa trên hệ quy chiếu là các văn bản luật bao gồm Luật đất đai năm 2003, năm 2013 như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Chế độ sử dụng các loại đất;… Những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong quản lý đất đai ở Tây Nguyên: đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với đất đai phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường; tái cơ cấu sắp xếp lại các công ty nông lâm nghiệp nhà nước; phát huy tính tích cực của quản lý cộng đồng truyền thống đối với rừng, đất đai; giải quyết tình hình thiếu đất sản xuất của người đồng bào th o cách thức bền vững lâu dài đảm bảo sinh kế;… Các cơng trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo quý báu cho việc thực hiện luận văn. Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất là đúng với hướng nghiên cứu của luận văn tuy nhiên ở các cơng trình này chỉ dừng lại ở việc phân tích thực trạng sử dụng chưa chú trọng đến khía cạnh hiệu quả sử dụng của nguồn tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp. Đối với việc nghiên cứu về sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp ở một địa bàn cụ thể như huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho tới nay vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu.
ết luận chương 1
Sử dụng có hiệu quả đất đai là khác nhau giữa các chủ thể sở hữu tuy nhiên nhìn chung việc sử dụng này phải có tính hợp lý và được xã hội chấp nhận. Những mục đích này bao gồm các vấn đề về an ninh lương thực, việc làm và đảm bảo thu nhập cho cư dân ở nông thôn. Sự cải thiện và phân phối lại đất đai có thể đảm bảo làm giảm sự không đồng đều về kinh tế giữa các vùng khác nhau, giữa các chủ sử dụng đất khác nhau và góp phần tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.
Để đánh giá được hiện trạng sử dụng đất đã đạt bền vững hay chưa ta dựa vào các chỉ tiêu hiệu quả. Trong thời lượng của nghiên cứu này trực tiếp đánh giá 2 chỉ tiêu đó là: a. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
b. Chỉ tiêu hiệu quả xã hội
Dựa trên các nội dung của chính sách sử dụng đất ở Việt Nam được thông qua từ Nghị quyết 10, hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VI), tháng 11-1988 của Bộ Chính trị về giao đất cho hộ nơng dân và cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992 và chủ trương của Đảng, Nhà nước đã xây dựng Luật Đất đai 1993 và đã định lỳ sửa đổi vào các năm sau này, mới nhất là Luật Đất đai năm 2013. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu 2 nội dung cơ bản của chính sách đất nơng nghiệp hiện nay là 1) Chế độ sở hữu đất nông nghiệp, 2) Chính sách tích tụ và tập trung đất nông nghiệp. Chế độ sở hữu đất nơng nghiệp với hình thức sở hữu đất đai th o quy định hiện hành được thống nhất từ hình thức sở hữu tồn dân về đất đai th o điều 17, Hiến pháp năm 1992: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất th o quy định của Luật này ”.
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CƯ M’GAR