2.4 Đánh giá chung về hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Cư M’gar,
2.4.3 Nguyên nhân gây ra tồn tại
Hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện Cư M’gar cơ bản đạt yêu cầu song trong qua trình thực hiện cịn một số ngun nhân, tồn tại:
Do giá thành của các loại cây công nghiệp trong 10 năm trở lại đây luôn cao, đặc biệt là giá tiêu trong những năm 2012-2013 tăng lên đột ngột đã thúc đẩy các nông hộ ồ ạt chuyển từ cây lương thực trên rẫy sang cây lâu năm mà khơng tính đến năng lực chịu tải của đất nên đơi khi diện tích cây lâu năm khơng chỉ tăng lên tràn lan mà chất lượng và năng suất cây trồng không đạt mức kỳ vọng.
Các hộ đồng bào đã có bước tiếp cận với kỹ thuật canh tác mới, sản xuất cà phê, hồ tiêu th o hướng hàng hóa nhưng khơng tìm hiểu kỹ dẫn đến hệ quả chọn sai giống, khơng ít hộ trồng tiêu thất bại vì dịch bệnh trên cây tiêu, hay vì năng suất giá thành hồ tiêu biến động.
Ngồi ra việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu từ các nguồn tràn lan trên thị trường không rõ nguồn gốc và nồng độ, liều lượng, cách thức và thời điểm bón phân khơng th o quy trình và thời gian sinh trưởng của cây cũng như lượng nước khô/ẩm trong đất th o mùa cho nên tạo nguy cơ mắc bệnh và khả năng lây nhiễm mần bệnh rất cao. Việc đầu tư cho cây cà phê, hồ tiêu đòi hỏi vốn đầu tư rất cao nhưng nguồn lực của các nơng hộ rất hạn chế vì thế để đầu tư cho trụ sống, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới và các máy móc vật tư nơng nghiệp khác đồng bào phải nhận sự hỗ trợ vốn từ bên ngồi, một số ít được hỗ trợ vay vốn ưu đãi từ chính quyền, hay chủ động vay vốn từ ngân hàng thương mại th o lãi suất thơng thường. Nhưng cũng có hộ khơng tiếp cận được các nguồn vay nói trên vì nhiều ngun nhân, nên đã mượn vật tư, phân bón cũng như tiền từ các đại lý và thương lái với lãi suất cao, nếu khơng đủ để trả nợ cuối vụ thì người dân nợ lại và tiếp tục chịu lãi suất cộng dồn. Việc vay này khiến bà con gặp bất lợi lãi suất cao là một khó khăn rất lớn đối với các nơng hộ trên địa bàn.
Trước những khó khăn và vấn đề cịn tồn tại nêu trên trong việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện nay của huyện Cư M'gar, điều cần thiết trước mắt là tìm ra các định hướng, giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác đất nông nghiệp. Việc sử dụng đất trồng cây công nghiệp cũng rất cần chú trọng do cịn có sự chồng chéo giữa quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp sản xuất hàng hóa và quy hoạch/kế hoạch chuyển đổi mục đích các loại đất nơng nghiệp sang ưu tiên phát triển
cơ sở hạ tầng. Giải quyết được những yêu cầu này chính là tiền đề để sử dụng đất sản xuất nông nghiệp bền vững.
ết luận chương 2
Vị trí địa lý khá thuận lợi, huyện Cư M’gar nằm trên trục tỉnh lộ 8 nối với thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và huyện Krơng Buk, trên địa bàn có tuyến đường Quốc lộ 14 đi qua, huyện là trung tâm sản xuất nơng nghiệp khu vực phía Đơng bắc gần giáp ranh với Bn Ma Thuột và Bn Hồ, là nơi có các nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào, nhất là sản phẩm cây công nghiệp lâu năm, cung cấp cho công nghiệp chế biến. Ngành nơng nghiệp tiếp tục khẳng định vị trí trong nền kinh tế của huyện, đồng thời đóng vai trị quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Với thuận lợi về điều kiện về đất đai tốt, diện tích đất đỏ ba zan chiếm tỷ lệ khá cao, cho ưu thế phát triển cây công nghiệp phục vụ chế biến xuất khẩu như cà phê, cao su; có điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh cơng nghiệp chế biến nông lâm sản.
Kinh tế trong thời gian qua đã có bước phát triển nhất định, quy mơ từng bước được mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch th o hướng tiến bộ; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được chú trọng đầu tư đúng mực, đặc biệt là hệ thống giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện,… đang được tiếp tực quan tâm, từng bước đưa nông thôn phát triển th o hướng CNH - HĐH, đời sống đại bộ phận dân cư tăng lên rõ rệt, bộ mặt nơng thơn ngày càng đổi mới.
Xét về tình hình sử dụng đất nơng nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơ cấu cây trồng dần được ổn định và đi vào thức chất, năng suất canh tác và sản lượng một số loại cây trồng gia tăng và tiến tới xu hướng ổn định, góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế nông hộ.
Tuy nhiên vẫn có nhiều vấn đề đặt ra trong việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp hiện nay. Việc khai thác quá tải đất nông nghiệp trong thời gian qua, đôi lúc đôi chỗ đã để lại những hậu quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sinh thái đất. Việc sử dụng đất trồng cây cơng nghiệp cũng gặp nhiều vướng mắc do cịn có sự chồng chéo giữa quy hoạch phát triển ngành nơng nghiệp sản xuất hàng hóa và quy hoạch/kế hoạch chuyển đổi mục đích các loại đất nơng nghiệp sang ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng. Việc mất
đất sản xuất nơng nghiệp cho các mục đích phát triển cơng nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đơ thị hố là điều tất yếu trong quá trình phát triển th o hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay nhưng vẫn cịn xảy ra tình trạng một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số đang thiếu đất sản xuất.
Ngoài thiếu đất canh tác, đồng bào tại Cư M'gar hiện nay cịn vướng mắc với việc tìm nguồn vốn vay đầu tư cho sản xuất. Chủ yếu hiện nay nhiều hộ tìm đến các nguồn vay phi chính thức từ thương lái và đại lý. Việc vay này khiến bà con gặp bất lợi ngoài lãi suất cao, thì khi vay giống, vay phân ở các đại lý trong bn thì đồng bào đã phải chịu ở mức giá cao hơn, đến khi thu nơng sản thì đại lý lại ra chiêu ép giá thấp, đồng bào vẫn chấp nhận phải bán cho họ để trả 1 phần nợ và tiếp tục vay thêm nợ.
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CƯ M’GAR