Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 139 - 141)

quá trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh trong thời kỳ mới

Đi lên CNXH là con đường duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Con đường đó phù hợp với quy luật tiến hố của lịch sử và xu thế phát triển khách quan của thời đại, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của quần chúng nhân dân và của cả dân tộc Việt Nam.

Kinh tế bao giờ cũng là yếu tố suy đến cùng quyết định tiến trình lịch sử, sự phát triển KT quyết định và gắn kết với sự phát triển XH. XH XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một XH: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hố tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [35, tr. 70]. Xây dựng nền KT mang đặc trưng XHCN như vậy là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, luôn tiềm ẩn những lực cản, những nguy cơ, thách thức tính định hướng XHCN của nền KT. Do đó, giữ vững định hướng XHCN được đặt ra như một tất yếu khách quan, một yêu cầu bức thiết của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước nói chung, trong q trình phát triển KT - XH ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng.

Giữ vững định hướng XHCN trong q trình phát triển KT - XH ở nước ta nói chung, ở một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Đây không chỉ thuần tuý là vấn đề KT - XH mà cịn là vấn đề chính trị - KT, liên quan đến sự phát triển của nền KT, đến sự tồn vong của chế độ XHCN cũng như sự lãnh đạo của Đảng ta. Cùng với quan điểm giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KT - XH ở nước ta nói chung, quan điểm giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KT - XH ở một số tỉnh biên giới phía Bắc là quan điểm chỉ đạo, là đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Quan điểm này chi phối tồn bộ q trình phát triển của một số tỉnh biên giới phía Bắc cũng như trên tồn lãnh thổ Việt Nam.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định, chỉ có CNXH mới thực sự giải quyết được tận gốc rễ mọi áp bức bóc lột, mới bảo đảm quyền bình đẳng thực sự giữa các dân tộc trong một quốc gia. Nói về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay, chế độ ta là chế độ dân chủ, Đảng và Chính phủ chỉ lo phục vụ lợi ích cho nhân dân. Đồng bào tất cả các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ phải thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau, phải đoàn kết chặt chẽ như anh em một nhà, cùng nhau xây dựng Tổ quốc chung, xây dựng CNXH làm sao tất cả các dân tộc được hạnh phúc ấm no” [59, tr.53].

Trong thời kỳ mới, nước ta bước vào thời kỳ chiến lược trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường; như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhận định: “Hồ bình hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến tranh cục bộ, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn diễn ra gay gắt; các yếu tố đe doạ an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng…” [35, tr.27-28]. Lợi dụng tình hình đó, CNĐQ và các thế lực thù địch tiếp tục chống phá cách mạng nước ta bằng nhiều âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, nhất là thơng qua chiến lược

“DBHB” chúng tìm mọi cách để kích động, lơi kéo, chia rẽ khối đại đoàn kết giữa các dân tộc, chống phá chế độ, phủ nhận CNXH... Điển hình như: sự kiện tháng 2 năm 2001 ở Tây Nguyên…; mường Nhé - Điện Biên năm 2011… Trong bối cảnh, tình hình đó, Đảng ta ln khẳng định tính nhất qn của con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn là duy nhất đúng đắn, khoa học. Chỉ có kiên định con đường XHCN, ‘‘Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế…” [35, tr.204] mới thật sự xây dựng, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các vùng, miền trong cả nước gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, bảo vệ lẫn nhau đi theo con đường mà mình đã lựa chọn, đẩy mạnh được sự phát triển KT - XH.

Để giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KT - XH ở một số tỉnh biên giới phía Bắc, hơn bao giờ hết chúng ta phải luôn luôn chủ động duy trì, xây dựng, phát triển sáng tạo những giá trị ưu việt của CNXH trên tất cả các mặt của đời sống XH; trong đó, đặc biệt chú trọng đẩy nhanh tiến trình phát triển KT - XH để từng bước giải quyết thoả đáng đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc nơi đây. Đồng thời, không ngừng nâng cao nhận thức về CNXH, về con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó chính là cơ sở khoa học để giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KT - XH, phát huy cao độ tinh thần cách mạng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc trong q trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, BVTQ XHCN trên địa bàn trong thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w