Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế theo phương châm phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng,

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 169 - 177)

theo phương châm phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trên địa bàn

Phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN là chủ trương chiến lược của Đảng, là công việc của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Lực lượng QĐND và CAND do tính đặc thù của mỗi lực lượng là khác nhau, dẫn đến hoạt động sản xuất, làm KT của QĐND và CAND khơng giống nhau. Tuy nhiên, xét tính chất hoạt động, về cơ bản cũng có những loại hình sản xuất, làm KT tương đối thống nhất. Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, làm KT theo phương châm phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của các đơn vị QĐND và CAND đóng quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Trước hết, tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, dịch vụ của các đơn vị

làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả sản xuất, dịch vụ của các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và công tác. Các đơn vị QĐND, CAND đóng quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc cần quán triệt, thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nghị quyết, quyết định, chỉ thị của bộ, ngành mình. Riêng với lực lượng QĐND, để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, làm KT gắn kết với đảm bảo QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, cần phải quán triệt, thực hiện tốt Nghị quyết số 520-NQ/QUTW, ngày 25 tháng 9 năm 2012 về "Lãnh đạo nhiệm vụ sản xuất, xây dựng KT kết hợp với QP của Quân đội đến năm 2020”.

Trên cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm, các đơn vị cần tận dụng tốt thời gian, công sức, điều kiện để tăng gia sản xuất, làm dịch vụ, nhằm cải thiện đời sống cán bộ, chiến sĩ, góp phần xây dựng đơn vị theo đúng quy

định. Tích cực phát triển chăn ni theo phương pháp cơng nghiệp với quy mơ thích hợp, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; tận dụng đất đai trồng các loại rau, củ, quả theo hướng thâm canh, chuyên canh, phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng. Các đơn vị có điều kiện tự thân hoặc được địa phương giúp đỡ về đất đai, cần phát triển cây cơng nghiệp có giá trị KT cao và ổn định.

Mặc dù đây là loại hình sản xuất, làm dịch vụ trên cơ sở tận dụng thời gian, công sức, điều kiện của đơn vị, song cần phải hết sức tránh hiện tượng "nước sơng cơng lính", mà vẫn phải dựa trên những tính tốn, hạch tốn để đạt hiệu quả cao, đóng góp ngày càng nhiều vào q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc.

Đối với các nhà trường quân đội thuộc các Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, các nhà trường của BCA, các trường QS thuộc bộ chỉ huy QS một số tỉnh biên giới phía Bắc cần phải căn cứ vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của mình để xác định nhiệm vụ lao động sản xuất, làm dịch vụ một cách phù hợp. Cần tận dụng tốt thời gian, kinh nghiệm, những thế mạnh khác của cán bộ, chiến sĩ, tận dụng đất đai, đầu tư mua sắm tư liệu để đẩy mạnh hoạt động tăng gia sản xuất cải thiện đời sống, đóng góp vào xây dựng đơn vị. Đồng thời, căn cứ vào các quy định của Qn đội, Cơng an, tín hiệu của thị trường, đặc điểm, thế mạnh của mình để tham gia vào một số lĩnh vực dịch vụ đào tạo phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ, vừa làm tăng thu nhập để cải thiện đời sống, góp phần xây dựng đơn vị, vừa tái tạo tốt hơn về khả năng chuyên môn nghiệp vụ, trang bị của nhà trường.

Đối với các bệnh viện, nhà khách, nhà nghỉ, đoàn an dưỡng, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu QP, AN, cần tận dụng năng lực còn lại để làm dịch vụ theo đúng quy định của BQP và BCA. Các bệnh viện cần phát triển theo hướng quân dân y kết hợp, vừa đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ

quân đội, công an, vừa tham gia vào chăm sóc sức khoẻ nhân dân theo nhu cầu, đúng quy định của Bộ. Các nhà khách, nhà nghỉ, đoàn an dưỡng cũng trên cơ sở hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trung tâm, cần tận dụng năng lực còn lại để làm dịch vụ theo đúng quy định của BQP và BCA.

Tuy nhiên, làm dịch vụ ở các bệnh viện, nhà khách, nhà nghỉ, đoàn an dưỡng của QĐND và CAND trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc phải đặc biệt chú ý chấp hành đúng mọi quy định, không làm biến chất, hoặc chệch hướng chức năng, nhiệm vụ của mình; khơng để xảy ra tình trạng sao nhãng hoặc hạ thấp trong đảm bảo các dịch vụ này đối với cán bộ, chiến sĩ. Đồng thời, các đơn vị làm dịch vụ phải chấp hành nghiêm túc các quy định về tài chính, sử dụng vật tư, trang bị QP, AN; cần tránh tình trạng "lấy QP ni KT".

Hai là, nâng cao hiệu quả làm KT của các doanh nghiệp do Bộ Tư lệnh

các quân khu đóng quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, các doanh nghiệp do bộ chỉ huy QS và Sở Công an ở một số tỉnh biên giới phía Bắc quản lý

Các doanh nghiệp này đều là loại hình doanh nghiệp KTQP, vừa phục vụ mục tiêu phát triển KT, vừa phục vụ mục tiêu QP, AN. Vừa chịu sự quản lý của Quân đội, Công an, vừa chịu sự quản lý của các bộ chuyên ngành. Để nâng cao hiệu quả tổng hợp KT - XH, QP, AN, cần phải chú ý một số vấn đề cơ bản: Nắm vững, gương mẫu thực hiện chủ trương phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của Đảng, Nhà nước, của một số tỉnh biên giới phía Bắc, của BQP, BCA. Hiệu quả làm KT cần phải xem xét một cách tổng hợp cả kết quả đạt được về tài chính, cũng như kết quả đạt được về XH, QP, AN, tránh phiến diện. Các doanh nghiệp cần phải ra sức cùng với cả nước đổi mới mơ hình phát triển, tăng cường trang bị công nghệ hiện đại, phát triển theo chiều sâu, chuyên môn cao. Cần thực hiện tốt chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, lựa chọn, tập trung vào những ngành nghề mũi nhọn,

tránh đầu tư dàn trải. Chấp hành nghiêm kỷ luật tài chính, các quy định của Qn đội, Cơng an, đẩy lùi lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tác phong sinh hoạt không phù hợp, xứng đáng là "Bộ đội cụ Hồ", CAND trên mặt trận làm KT.

Ba là, nâng cao hiệu quả tổng hợp trong hoạt động của các đoàn KT -

QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc

Đồn KT - QP là mơ hình thể hiện rõ sự phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, đảm bảo QP, AN với phát triển KT - XH. Tuy ra đời chưa lâu, nhưng mơ hình đồn KT - QP đã chứng minh được tính ưu việt trên thực tiễn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng xung yếu, vùng biên giới, hải đảo trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc.

Để tiếp tục đảm bảo cho các đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc phát triển đúng hướng, ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, trong thời gian tới cần tiếp tục cụ thể hố chức năng, nhiệm vụ của mỗi đồn, vừa đúng với chức năng, nhiệm vụ chung do BQP quy định, vừa sát với đặc điểm của từng quân khu, cũng như với từng tỉnh, địa bàn đóng qn của từng đồn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc.

Các đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc được triển khai xây dựng chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa giáp biên giới với Trung Quốc. Đây là những địa bàn rất nhạy cảm cả về KT, chính trị, QP, AN; mặt khác, hoạt động lại trong điều kiện có nhiều khó khăn gian khổ, nhiệm vụ được giao rất nặng nề, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều thiếu thốn... tất cả những yếu tố đó thường xuyên chi phối, tác động đến tư tưởng, tình cảm, lịng nhiệt tình của mỗi cán bộ, chiến sỹ. Vì vậy, cần phải khơng ngừng giáo dục nâng cao nhận thức, năng lực tổ chức, xây dựng khu KT - QP. Khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu xây dựng các đoàn KT - QP. Vận dụng sáng tạo cơ chế lãnh đạo, điều hành, chỉ huy,

hiệp đồng của các cấp. Bổ sung hồn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật của nhà nước. Các đoàn KT - QP trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc cần chủ động phối hợp, kết hợp chặt chẽ với các cấp uỷ đảng, chính quyền, nhân dân địa phương, tăng cường dân vận, gắn bó quân - dân, tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện chủ trương, nhiệm vụ phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn; thường xuyên nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ, nhất là kiến thức KT, kỹ thuật nông nghiệp, hiểu biết tập quán của nhân dân đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc; nâng cao năng lực tổ chức thực hiện; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, vật tư, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của các đồn KT - QP, xây dựng các địa bàn vững về chính trị, ổn định, phát triển từng bước về KT - XH, đảm bảo vững chắc về QP - AN. Có như vậy mới góp phần thiết thực vào phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ biên giới của Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới.

Kết luận chương 4

Trên cơ sở lý luận, thực tiễn, bài học kinh nghiệm, những nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra trong phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc như trên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN trong thời kỳ mới cần quán triệt, thực hiện tốt một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu:

Quan điểm cơ bản phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới cần tập trung vào: giữ vững định hướng XHCN trong quá trình phát triển KT - XH; đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, tồn diện trong q trình phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc là nhiệm vụ của tồn Đảng, toàn dân, toàn quân; trước hết là nhiệm vụ trực tiếp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn; và phát triển KT - XH gắn với đảm

bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc phải phù hợp với điều kiện hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.

Giải pháp chủ yếu phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới: thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, nhân dân nhận thức thật sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, địa phương về phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN; thực hiện tốt việc quy hoạch ổn định trong dài hạn, phát triển KT - XH bền vững trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN; Quán triệt, thực hiện tốt định hướng phát triển KT - XH, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền KT trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc gắn với đảm bảo QP, AN; tăng cường củng cố, nâng cao sức mạnh QP, AN tạo môi trường hồ bình, ổn định nhằn phát triển KT - XH; và không ngừng nâng cao hiệu quả lao động sản xuất, làm KT theo phương châm phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN của QĐND và CAND trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời kỳ mới.

Đó là q trình nỗ lực đồng bộ của toàn đảng, toàn dân, toàn quân trên địa bàn một số tỉnh biên giới phía Bắc, bảo đảm cho mỗi bước phát triển về KT - XH đều tạo ra mỗi bước đảm bảo QP - AN, làm cho một số tỉnh biên giới phía Bắc trở thành một địa bàn giàu về KT, vững về CT - XH, mạnh về QP, AN, vững bước trong quá trình tiếp tục đổi mới và phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

1. Phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN không phải là vấn đề riêng của thời đại ngày nay, khơng chỉ là vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam, mà là vấn đề có tính quy luật chung cho mọi XH còn giai cấp và đấu tranh giai cấp, cịn mưu đồ thơn tính của dân tộc này đối với dân tộc khác. Thực chất phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN là sự gắn kết một cách tổng thể, mỗi bước phát triển KT - XH phải luôn gắn kết với việc đảm bảo QP, AN BVTQ, khơng thể có KT thuần t, khơng thể có KT tách khỏi BVTQ.

2. Thực chất phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc là thực hiện sự thống nhất hữu cơ giữa các hoạt động phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN, hướng tới sự phát triển ổn định bền vững KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN. Phát triển KT - XH và đảm bảo QP, AN là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc có độc lập, chủ quyền; mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động và quy luật riêng, song giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau; phát triển KT - XH là yếu tố quyết định đến đảm bảo QP, AN; ngược lại, đảm bảo QP, AN có tác động tích cực trở lại phát triển KT - XH, bảo vệ, tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển.

3. Trong thời kỳ mới, bối cảnh tình hình thế giới, khu vực, trong nước và một số tỉnh biên giới phía Bắc nói riêng có nhiều đặc điểm mới cả về KT, CT, QP, AN, đối ngoại..., quy định nội dung phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN một cách toàn diện, trước hết là trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KT, XH, QP, AN; trong xây dựng cơ cấu KT hợp lý và trong phát triển các ngành, các lĩnh vực chủ yếu.

4. Từ thực trạng phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc trong thời gian qua cho thấy đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Những thành tựu và hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

5. Trong thời kỳ mới, để tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển KT - XH gắn với đảm bảo QP, AN ở một số tỉnh biên giới phía Bắc cần phải phát huy

cao độ những thành tựu đã đạt được, khắc phục tới mức thấp nhất những hạn chế còn tồn tại. Muốn vậy, cần phải quán triệt sâu sắc và thực hiện tốt quan

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 169 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w