Xuất phát từ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 57 - 60)

quốc phòng, an ninh

Trước hết, chúng ta cần khẳng định, KT - XH và QP, AN là những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc có độc lập, chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động và quy luật riêng, song giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Trong mối quan hệ đó, KT - XH là yếu tố quyết định đến QP, AN: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh” [35, tr.82]. Ngược lại, QP, AN có tác động tích cực trở lại KT - XH, bảo vệ và tạo điều kiện thúc đẩy KT - XH phát triển: “phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc; ổn định chính trị, củng cố quốc phịng, an ninh vững mạnh là điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội” [34, tr.227-228].

Kinh tế - XH quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của QP, AN. Lợi ích KT suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu thuẫn và xung đột XH, để giải quyết các mâu thuẫn đó, phải có hoạt động QP, AN. KT - XH quyết định đến việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho hoạt động QP, AN, Ăngghen đã khẳng định: Thất bại hay thắng lợi của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện KT, vì vậy để xây dựng QP, AN vững mạnh phải xây dựng, phát triển KT. KT - XH quyết định đến việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho QP, AN, qua đó quyết định đến tổ chức biên chế của LLVT; quyết định đến đường lối chiến lược QP, AN. Đến lượt mình, QP, AN khơng chỉ phụ thuộc vào KT - XH mà còn tác động trở lại với KT - XH trên cả góc độ tích cực và tiêu cực. QP, AN vững mạnh sẽ tạo mơi trường hồ bình, ổn định lâu dài, tạo điều kiện thuận lợi cho phát KT - XH. Hoạt động QP, AN tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của XH, những tiêu dùng này theo Lênin là những tiêu

dùng “mất đi”, khơng quay vào tái sản xuất XH; do đó, sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng của XH, ảnh hưởng đến sự phát triển của nền KT. Hoạt động QP, AN cịn có thể dẫn đến huỷ hoại mơi trường sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho nền KT, nhất là khi chiến tranh xảy ra. Để hạn chế những tác động tiêu cực này, phải gắn phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN vào một chỉnh thể thống nhất.

Ngày nay, mối quan hệ giữa phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN càng chặt chẽ hơn bao giờ hết. QP, AN không chỉ gồm việc bảo vệ chủ quyền về lãnh thổ, mà cịn đảm bảo AN chính trị, KT, XH, văn hoá tư tưởng. Phát triển KT - XH ổn định nhanh, bền vững giữ vai trò quyết định cho sự nghiệp chung của đất nước. KT phát triển tạo cơ sở để đảm bảo tăng cường sức mạnh QP, AN; QP, AN được đảm bảo vững chắc tạo mơi trường thuận lợi cho hồ bình, ổn định lâu dài, là tiền đề, điều kiện không thể thiếu đảm bảo cho phát triển KT - XH nhanh, bền vững. Trong phát triển KT - XH có lợi ích của QP, AN, trong đảm bảo QP, AN có lợi ích của KT - XH. Sở dĩ như vậy là vì, xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa KT với chính trị, chiến tranh và QP. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sản xuất vật chất - phát triển KT là nhân tố xét đến cùng quyết định một cách toàn diện đối với lĩnh vực QP cả về nguồn gốc, bản chất, quy mơ và trình độ. QP do KT quyết định, song đến lượt nó, QP tác động to lớn trở lại đến sự phát triển KT theo những chiều hướng khác nhau. Theo đó, phát triển KT - XH có quan hệ tác động nhiều mặt đến QP, AN; đó là quan hệ giữa phát triển KT - XH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh của một đất nước chịu sự chi phối của các quy luật KT thị trường định hướng XHCN với hoạt động QP, AN có mục đích phục vụ lợi ích chung của cả quốc gia, dân tộc và vận động theo những quy luật đặc thù, chịu sự chi phối chủ yếu của chủ thể quản lý XH. Về thực chất, đây chính là một trong những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa KT với chính trị. Mặc dù có sự khác nhau cơ

bản về mục đích, đối tượng, chủ thể và phương thức tiến hành, song phát triển KT - XH và đảm bảo QP, AN đều là hoạt động XH của con người trong điều kiện có sự khác biệt về lợi ích giữa các giai tầng, các nhóm XH khác nhau. Chính vì vậy, phải xuất phát từ mục đích và quan hệ lợi ích giữa các chủ thể của hai hoạt động này để xem xét quan hệ qua lại giữa chúng trong sự vận động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.

Trong mối quan hệ đó, tính thống nhất thể hiện ở chỗ, cả hai hoạt động này đều hướng đến thực hiện mục tiêu chung là vì lợi ích quốc, xuất phát từ lợi ích quốc gia để tạo thành sức mạnh quốc gia tổng hợp thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ, đều chịu sự chi phối, định hướng của các thành tố kiến trúc thượng tầng XHCN. Mặt khác, muốn phát triển KT - XH cần phải có mơi trường hồ bình, ổn định để phát triển. Điều đó chỉ có được khi QP, AN của đất nước được đảm bảo một cách vững chắc, thế và lực của đất nước ngày càng được củng cố và tăng cường. Đồng thời, cơ sở của sức mạnh QP, AN hiện nay có cội nguồn và chủ yếu dựa vào hiệu quả phát triển KT - XH trong mơi trường hồ bình, hợp tác và hữu nghị. Trên bình diện này, giữa phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN là điều kiện tiền đề thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh tính thống nhất, cịn thể hiện mâu thuẫn đó là, trong phát triển KT - XH có nhiều chủ thể khác nhau: các thành phần KT, các doanh nghiệp, KT hộ... ít nhiều có sự đối lập nhau về sở hữu và do đó, lợi ích cơ bản của mỗi chủ thể là khác nhau, thậm chí là xung đột, đối lập với lợi ích chung. Nhìn một cách tổng thể trong nền KT hiện nay, chúng ta đang phát triển nền KT nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; vì thế, trên thực tế có rất nhiều chủ thể đến từ nước ngồi, trước hết là để tìm kiếm lợi ích thơng qua q trình hợp tác làm ăn với các chủ thể trong nước, trong đó khơng loại trừ có những đối tượng tội phạm, lợi dụng chống phá chế độ, xâm hại AN quốc gia và lợi ích nhân dân... Trong khi đó, các chủ thế KT trong nước phần nhiều tiềm lực

và khả năng cịn hạn chế, nội lực và lợi ích có thể bị tổn thất trong q trình phát triển KT; việc đóng góp nghĩa vụ cho QP, AN hiện nay dưới cái nhìn của khơng ít chủ thể KT sẽ cho rằng, mâu thuẫn với yêu cầu cắt giảm chi phí, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển KT... từ đó làm cho sự đồng thuận trong XH bị giảm sút, việc thực hiện mục tiêu của CNXH trong đó có nhiệm vụ QP, AN sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn nhiều.

Qua đó cho thấy, mối quan hệ qua lại giữa phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần phải chú ý xử lý đúng đắn mối quan hệ này, nhằm hạn chế những mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN. Việc phát triển KT - XH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo QP, AN. Đồng thời, QP, AN được đảm bảo sẽ có tác động tích cực to lớn trở lại thúc đẩy phát triển KT - XH. Chính mối quan hệ này đặt ra yêu cầu cần phải chủ động thường xuyên gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với đảm bảo QP, AN trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh ở một số tỉnh biên giới phía bắc (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(185 trang)
w