Đây chính là hình thức mở đầu tiết học bằng việc cho học sinh nghe một bài hát. Chúng ta vẫn biết rằng âm nhạc luôn đem lại cảm giác thư thái cho con người, là một hình thức thư giãn và giải trí được các em học sinh u thích. Vì thế, nếu mở đầu tiết học mà bắt đầu bằng một bài hát, nó sẽ giúp xóa tan những mệt mỏi và căng thẳng do các tiết học trước đem lại để tạo một
nguồn cảm hứng bắt đầu một bài học mới. Và đương nhiên, các bài hát được lựa chọn phải là những bài hát gắn với nội dung bài học. Việc lắng nghe những bài hát đó sẽ góp phần giúp các em có thêm một kênh để tiếp cận dễ dàng hơn nội dung kiến thức mới.
Ví dụ: Khi dạy bài Tổng khởi nghĩa Tháng Tám và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa –Lịch sử 9, tơi mời các em nghe bài hát: Mười
chín tháng Tám.
(Hình ảnh trích từ nguồn YOUTOBE)
Giáo viên cho học sinh xem đoạn video bài hát, rồi giao nhiệm vụ cho học sinh: Nội dung bài hát liên quan đến sự kiện nào?
Rõ ràng, được quan sát hình ảnh, nghe lời của bài hát kết hợp với tư duy trên cơ sở các câu hỏi mà giáo viên đã định hướng, học sinh sẽ có tâm thế và ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới. Kết thúc hoạt động này, giáo viên không “chốt” về nội dung kiến thức mà chỉ giúp họ sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động học tập tiếp theo nhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hồn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề học tập.
Hay khi khởi động vào bài Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (tiếp theo), giáo viên cho các em nghe ca khúc hào
Sau khi nghe xong, giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời: Em biết gì về hồn cảnh sáng tác bài hát Giải Phóng Điện Biên? Bài hát nhắc đến sự kiện lịch sử quan trọng nào?
(Hình ảnh trích từ nguồn YOUTOBE)
Học sinh trả lời được một hay nhiều nội dung sau đây: Xuất xứ ra đời của “Giải phóng Điện Biên” đã được nhạc sĩ Đỗ Nhuận ghi chép trong hồi ký “Âm thanh cuộc đời” như sau: “Ngày 7-5-1954, chúng tơi đang cuốc, rải đá, thì vào buổi chiều, một đồng chí liên lạc từ mặt trận đạp xe qua, reo to: “Mường Thanh địch hàng rồi! Giải phóng Điện Biên rồi!”. Tất cả đồn văn cơng ngừng tay cuốc, ôm nhau nhảy không cần nhạc đệm… Tôi lại đàn, lại hát. Đêm hơm đó, tơi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm, suốt sáng. Tay búng chiếc violin, mồm cứ y ỷ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tơi vừa viết, vừa bóc sắn ăn”.
Ca khúc “Giải phóng Điện Biên” đã ra đời từ đó, đến nay vẫn trở thành “tượng đài” bằng âm thanh, một bản hùng ca bất hủ gắn với chiến dịch giải phóng Điện Biên. Ca khúc này cũng được chọn làm nhạc hiệu chính thức hằng ngày của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Ngay cả trong lời bài hát cũng có những chi tiết mà bài học lưu ý, như phương châm tác chiến là “đánh chắc ta tiến lên, lực lượng như bão táp, quân thù mấy cũng phải tan”… Kết bài, tôi giới thiệu hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tiếng nhạc “Núi sông bừng lên, đất nước ta sáng ngời, cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng bay trên trời”.
Sau đó, giáo viên cung cấp thơng tin và gợi dẫn vào bài.