Khởi động với một tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học lịch sử (Trang 38 - 39)

- Khởi động bằng tranh, ảnh:

4.3.4. Khởi động với một tình huống có vấn đề

Khởi động bằng tạo tình huống là cách giáo viên đưa ra một tình huống có vấn đề gần với nội dung bài học để dẫn vào bài. Từ đó yêu cầu học sinh phải suy nghĩ, động não và cố gắng tìm tịi để giải quyết vấn đề. Xây dựng tình huống học tập Lịch sử địi hỏi giáo viên phải tìm được tình huống thú vị, khơi dậy sự ham thích học tập, tính chủ động sáng tạo của người học.

Một là, giáo viên đưa ra 2 ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó để học sinh lựa chọn thơng qua kiến thức hiểu biết của mình trên cơ sở những gợi mở của giáo viên.

Ví dụ: Khi dạy chủ đề Nước Văn Lang - Lịch sử 6

- Mục tiêu của hoạt động khởi động

Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang

- Nội dung: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên hãy trao đổi với bạn và

trả lời các câu hỏi sau: Hằng năm, giỗ Tổ Hùng Vương diễn vào ngày nào? Ở đâu? Tại sao cả nước ta lại có ngày giỗ Tổ?

- Dự kiến sản phẩm:

Ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày 10/3 âm lịch. Đền Hùng, Phú Thọ.

Tại vì để ghi nhớ cơng lao của các vua Hùng đã có cơng dựng nước.

- Tổ chức hoạt động:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

Giáo viên quan sát, trợ giúp học sinh khi có yêu cầu. Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Sau khi cá nhân học sinh có sản phẩm, giáo viên có thể gọi học sinh trình bày sản phẩm của mình.

Học sinh khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Thông qua quan sát, theo dõi học sinh thực hiện trong suốt quá trình học tập, giáo viên đánh giá học sinh về ý thức học tập, khả năng sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ, khả năng giải quyết nhiệm vụ, khả năng hợp tác và giáo viên đánh giá học sinh thông qua kết quả cuối cùng hoạt động, thơng qua phần trình bày, báo cáo kết quả giữa của học sinh được lựa chọn với cả lớp.

- Từ những hiểu biết đã có của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài mới.

Ví dụ : Khởi động vào bài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời – Lịch sử 9

Mục tiêu hoạt động: Thu hút sự chú ý của học sinh ngay đầu giờ học. Định

hướng những nội dung cơ bản của bài, giúp các em hiểu rõ cần phải trả lời được vấn đề gì qua bài học. Xác định đúng tinh thần, thái độ cho học sinh tham gia vào quá trình học tập, nêu quan điểm của mình.

Nội dung hoạt động: Học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoạt động cá

nhân hoăc thảo luận cặp đôi để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên: Hằng năm, nước ta kỉ niệm ngày thành lập Đảng vào ngày nào? Em biết gì về Đảng Cộng sản Việt Nam?

Sự ra đời của Đảng có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng nước ta?…

Sản phẩm dự kiến: Học sinh nêu được ngày kỉ niệm hoặc không, nhưng biết

được sự ra đời.

Tổ chức hoạt động:

- Giáo viên nêu yêu cầu - Học sinh làm việc cặp đôi.

- Sau khi một vài học sinh phát biểu (đúng, sai không quan trọng), giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới.

Một phần của tài liệu Một số hình thức tổ chức hoạt động khởi động trong dạy học lịch sử (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w