Khởi động bằng một video ngắn là hình thức cho học sinh xem một video liên quan đến nội dung bài học. Đó có thể là một video giới thiệu về một nhân vật lịch sử, một sự kiện lịch sử, một thời kì lịch sử, một đất nước với những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa ... Chỉ cần là video liên quan đến bài học, có dung lượng vừa phải và nội dung đặc sắc gợi cảm xúc cho người xem thì đều có thể chuyển thành phần khởi động.
Ví dụ: Khi dạy bài Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX – Lịch sử 8 giáo viên có thể khởi động tiết học bằng việc cho học sinh xem một video ngắn tư liệu về đất nước hình cánh cung với hình ảnh hoa anh đào, núi Phú Sĩ, trà đạo…
Mục tiêu: Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về đất
nước Nhật bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, gợi cho học sinh hứng thú khi khám phá qua những hình ảnh, qua các phương tiên thông tin đại chúng . . .
Nội dung hoạt động: Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn
những hiểu biết của mình về đất nước Nhật Bản. Cho học sinh xem video có những hình ảnh: Hoa anh đào, Núi Phú Sĩ và nhiều thơng tin khác. Đặt câu hỏi: Kể tên những hình ảnh vừa xuất hiện trong video? Giới thiệu vài nét về Hoa anh đào, trang phục Kimono, núi Phú Sĩ?
Dự kiến sản phẩm: Hình ảnh nói về đất nước Nhật Bản với nhiều truyền
thống văn hóa đặc sắc….
Hoa anh đào có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. Thời gian tồn tại của một bông hoa anh đào thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày, trung bình là khoảng 1 tuần. Mùa hoa anh đào thường là vào tháng 3 hay là tháng 4 dương lịch. Núi Phú Sĩ nằm trên đảo Honsiu là ngọn núi cao nhất Nhật Bản với độ cao 3.776m, là đỉnh núi cao thứ 2 trên một hòn đảo tại châu Á và thứ 7 trên thế giới. Đây là một núi lửa đã ngưng hoạt động với lần phun trào cuối vào năm 1707-1708. Ngọn núi có cấu trúc hình nón đối xứng đặc biệt và được phủ tuyết khoảng 5 tháng mỗi năm, là biểu tượng của đất nước Nhật Bản.
Trang phục Ki-mo-no là trang phục truyền thống của người phụ nữ Nhật.
Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm/ cá nhân.
- Học sinh huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác lắng nghe, thảo luận thêm, bổ sung.
Hình ảnh học sinh xem video, trả lời câu hỏi.
- Giáo viên đánh giá, nhận xét kết quả hoạt động, tuyên dương các nhóm đã tích cực hoạt động.
Từ những hiểu biết đã có của học sinh, giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bối cảnh chung của các nước phương Đông vào giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây nhưng với Nhật Bản lại thoát ra số phận của một nước thuộc địa và phụ thuộc
rồi trở thành một đế quốc hùng mạnh ở khu vực châu Á. Vậy xuất phát từ nguyên nhân nào mà Nhật Bản có được điều đó…
Hay đối với bài “Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ cách mạng 1945-1946” Lịch sử 9, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn video
(khoảng 2-3 phút ) về nạn đói năm 1944, 1945 ở nước ta, cũng như tình hình hình nước ta thời kì đó và dẫn dắt vào bài với các bước làm tương tự như trên.
(Hình ảnh trích từ nguồn YOUTOBE )
Khi dạy bài: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1950) – Lịch sử 9
Giáo viên chiếu trên màn hình đoạn phim tư liệu “Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến” và yêu cầu học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi: Vì sao Hồ Chủ Tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến? Nội dung lời kêu gọi thể hiện điều gì?
Dự kiến sản phẩm: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến trong cả nước vì: Thực dân Pháp bội ước, quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Ta nhất định không chịu làm nô lệ. Nội dung của lời kêu gọi thể hiện quyết tâm đến cùng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc.
Ngoài những tư liệu video thực tế, giáo viên cũng có thể khai thác video dựng lại các nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử… thơng qua nguồn chính thống của VTV, VTC, các đài truyền hình các tỉnh thành để trích dẫn vào phần khởi động.