4.1.1.1. Quy mơ gia đình và đặc điểm nhân khẩu học
Vịt là loại gia cầm ưa thích sinh sống ở những vùng nước, do đó phần lớn nơng hộ chăn ni vịt đẻ theo hình thức chạy đồng trên địa bàn huyện Gò Quao thường tập trung sinh sống ở những nơi vùng sâu, vùng xa, cách xa các trung tâm thị trấn và phố phường. Họ thường sinh sống ven theo các nhánh sông, các kênh rạch và đồng ruộng để tạo thuận tiện trong quá trình chăn ni. Kết quả của quả trình điều tra khảo sát một số chỉ tiêu và đặc điểm của nông hộ chăn nuôi vịt đẻ được thể hiện chi tiết qua bảng sau.
Bảng 6: QUY MƠ GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI VỊT ĐẺ CHẠY ĐỒNG TẠI HUYỆN
GÒ QUAO.
Chỉ tiêu và đặc điểm Đơn vị
tính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Tổng số nhân khẩu Người 3,0 11,0 5,38 1,890 Số người trong độ tuổi lao động Người 2,0 9,0 3,80 1,951 + Số lao động nam Người 1,0 7,0 1,88 1,265 + Số lao động nữ Người 0 4,0 1,85 1,231
Dân tộc kinh % - - 62,5 -
Dân tộc Khơme % - - 37,5 -
Tuổi Tuổi 20,0 61,0 41,78 9,896
Trình độ văn hóa Lớp 0 12,0 5,03 3,385
Thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp Năm 5,0 40,0 20,18 9,613 Thời gian chăn nuôi vịt đẻ Năm 2,0 33,0 13,68 7,770 Thời gian định cư Năm 3,0 61,0 31,20 15,156
Qua kết quả điều tra cho thấy, quy mô gia đình của nơng hộ chăn ni vịt đẻ là ở mức trung bình, bình qn khoảng 5,38 người/ nơng hộ; trong đó một số nơng hộ có quy mơ khá lớn, có nơng hộ có tới 11 nhân khẩu trong gia đình, cũng có nơng hộ có quy mơ gia đình khá nhỏ chỉ có 3 nhân khẩu. Điều đó chứng tỏ rằng, với bất kỳ quy mơ gia đình nào dù lớn hay nhỏ thì vẫn có thể tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi vịt đẻ.
Với cơ cấu kinh tế thiên về nông nghiệp, tỷ trọng giá trị của ngành nơng nghiệp đóng góp khoảng 59,33% vào tổng giá trị kinh tế của huyện; điều đó cũng giải thích vì sao mà có tới 100% số lao động trong các nông hộ chăn nuôi vịt đẻ đều tham gia vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Số lao động làm công, ăn lương và tự sản xuất kinh doanh, dịch vụ là khơng có, chỉ có một phần không đáng kể lao động vừa tham gia lao động trong nông nghiệp, vừa kết hợp buôn bán nhỏ hoặc làm thuê.
Số người trong độ tuổi lao động bình qn của nơng hộ là 3,80 người/hộ; hộ có số lao động thấp nhất là 2 người và cao nhất là 7 người. Trong đó, có sự tương đương nhau về số lao động nam và nữ. Số lao động nam bình quân là 1,88 người/hộ và số lao động nữ bình quân là 1,85 người/hộ.
Về cơ cấu dân tộc, kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 62,5% số nơng hộ chăn ni vịt đẻ chạy đồng trên địa bàn huyện là dân tộc Kinh, số còn lại (37,5%) là dân tộc Khơme. Con số này cũng phần nào phản ánh đúng tình hình cơ cấu dân tộc trong địa bàn huyện điều tra.
Trong tất cả mọi hoạt động sản xuất, người sản xuất đều cần một số yếu tố đầu vào nhất định. Đối với nơng hộ chăn ni vịt đẻ thì yếu tố về tuổi tác, trình độ văn hóa, thời gian định cư, thời gian tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và thời gian chăn nuôi vịt đẻ được xem là nguồn vốn vơ hình phi vật thể nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi. Độ tuổi cho biết khả năng từng trãi của chủ hộ; thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi vịt đẻ phản ánh và cho biết kinh nghiệm đúc kết được trong sản xuất; trình độ văn hóa hỗ trợ tốt cho nơng hộ có một cái nhìn rộng hơn và tồn diện hơn; và thời gian định cư phản ánh sự am hiểu khu vực, vùng địa lý nơi mà họ đang sinh sống.
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu, độ tuổi trung bình của người chăn nuôi vịt đẻ là 41,78 tuổi; trong đó có người tới 61 tuổi và cũng có người chỉ mới 20 tuổi, sự chênh lệch là 41 tuổi. Điều này cũng chứng tỏ có sự đơn giản trong mơ
Về trình độ văn hóa, thời gian định cư, thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp và chăn ni vịt của nơng hộ cũng có sự chênh lệch khá lớn. Nhìn chung, trình độ văn hóa bình qn của người chăn ni vịt đẻ cịn tương đối thấp, khoảng lớp 5. Trong khi, có người học đến lớp 12 cũng có người chăn ni khơng biết chữ, rõ ràng sự chênh lệch giữa họ là khá lớn. Về thời gian định cư, thời gian định cư tại Gị Quao của nơng hộ bình qn là 31,20 năm; trong đó thấp nhất là 3 năm và cao nhất là 61 năm (sống từ nhỏ đến lớn). Thời gian tham gia sản xuất nông nghiệp cũng tương ứng với thời gian định cư; thời gian tham gia sản xuất nơng nghiệp bình qn là 20,18 năm; trong đó có người chỉ mới 5 năm trong ngành đây là nông hộ có số năm tham gia sản xuất nơng nghiệp thấp nhất và cao nhất với chỉ tiêu này là 40 năm. Thời gian nông hộ tham gia chăn nuôi vịt đẻ bình quân là 13,68 năm. Con số này là tương đối lớn, chứng tỏ rằng kinh nghiệm chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của bà con huyện Gị Quao là tốt. Tuy nhiên, cũng có người ni vịt chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm với chỉ 2 năm tham gia chăn ni nhưng cũng có người chăn nuôi đã tham gia hoạt động này khá lâu với 33 năm trong nghề.