Vai trò của phát hiện đột biến ge nD globin gây bệnh D-thalassemia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của bệnh hbh và chẩn đoán trước sinh bệnh α thalassemia (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆ U

1.4. Đặc điểm cận lâm sàng bệnh α-thalassemia

1.4.4. Vai trò của phát hiện đột biến ge nD globin gây bệnh D-thalassemia

Bệnh α-thalassemia có biểu hiện lâm sàng nặng bao gồm bệnh HbH và hội chứng phù thai do Hb Bart’s được phát hiện lần đầu từ những năm 1950 [46]. Tuy nhiên, vấn đề di truyền học của bệnh α-thalassemia gặp nhiều khó khăn hơn so với các bệnh thuộc nhóm hemoglobin khác đã được mơ tả cùng thời điểm. Do người trưởng thành mang gen α-thalassemia không tổng hợp một lượng lớn HbH cũng như Hb Bart’s để phát hiện được. Người mắc bệnh nếu chỉ dựa trên kiểu hình thì khơng có khác biệt so với các nhóm bệnh thiếu máu khác [47].

Sinh học phân tử đã mang lại những hiểu biết đầy đủ về bệnh. Tuy nhiên, giai đoạn đầu cũng gặp phải những vấn đề phức tạp, vì trên một người bình thường lại có nhiều gen α globin. Câu hỏi này được trả lời khi các chuỗi α-, β-, γ-cDNAs được phân lập, và đưa ra kết luận rằng mỗi một người bình thường đều có 4 gen α globin, và bệnh α-thalassemia là kết quả của việc được di truyền 3, 2, 1 hay 0 gen α globin [48]. Tuy nhiên, những phát hiện này

cũng chưa giải thích được vì sao tỷ lệ người mang gen α-thalassemia lại cao như vậy, trong khi nghiên cứu khảo sát về Hb Bart’s từ máu cuống rốn ở khu vực như Châu Phi, Trung Đơng, thì bệnh HbH rất khơng phổ biến và bệnh Hb Bart’s thì gần như khơng xuất hiện [27]. Câu hỏi này được giải thích bằng những phát hiện về cấu trúc của gen α globin [49]. Mỗi người bình thường đều có 2 gen α globin nằm trên nhiễm sắc thể số16 (αα/αα). Theo cách l giải đó, kiểu gen của người mắc bệnh HbH sẽ là (--/-α) và mắc hội chứng Hb Bart’s sẽ là (--/--). Ở một số khu vực nếu chỉ có những người (-α) lưu hành, thì sẽ chỉ có những người (-α/αα và -α/-α) là phổ biến, khơng có những người mắc bệnh HbH hoặc Hb Bart’s xuất hiện [50].

Cho đến năm 1980, sinh học phân tử trong bệnh α-thalassemia mới được hoàn toàn hiểu rõ, và được công bố rộng rãi với các nghiên cứu của Higgs [15]. Tuy nhiên, những nghiên cứu tiếp theo lại chỉ ra rằng có rất nhiều loại đột biến khác nhau xung quanh mơ hình bệnh α-thalassemia. Sau đó, các dạng đột biến đã được xác định là dạng α+ và α0

-thalassemia, dẫn đến việc giảm (α+

) hoặc ngừng (α0

) tổng hợp chuỗi α globin gây các kiểu hình bệnh khác nhau trên lâm sàng.

Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật sinh học phân tử đã được phát triển, cho phép xác định chính xác kiểu đột biến thường gặp hay hiếm gặp của bệnh D-thalassemia, giúp giải thích kiểu hình phong phú của bệnh. Mỗi kỹ thuật đều có các ưu nhược điểm khác nhau. Tuỳtheo năng lực, điều kiện hoạt động, mục đích và đối tượng khác nhau, mà mỗi trung tâm lựa chọn loại kỹ thuật phù hợp, hoặc kết hợp nhiều kỹ thuật đểgiúp có được kết quả chính xác nhất, trong một khoảng thời gian ngắn nhất, với chi phí hợp lý nhất. Đã có hơn 128 loại đột biến gen D globin gây bệnh D-thalassemia được tìm thấy, và sự tương tác giữa các đột biến này với nhau tiềm ẩn khả năng ngày càng tạo ra nhiều kiểu hình khác nhau. Mức độ nặng nhẹ của bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với mức độ suy giảm hoạt động của gen D globin [19].

1.5. Chẩn đoán bệnh α thalassemia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của bệnh hbh và chẩn đoán trước sinh bệnh α thalassemia (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)