Tình hình nghiên cứu bệnh α-thalassemia

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của bệnh hbh và chẩn đoán trước sinh bệnh α thalassemia (Trang 50 - 53)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆ U

1.8. Tình hình nghiên cứu bệnh α-thalassemia

1.8.1. Thế gii

Năm 1954 Minnich lần đầu tiên mô tả một bệnh nhân thiếu máu có nhiều thể vùi trong hồng cầu, gọi là thiếu máu có thể vùi trong hồng cầu [73].

Năm 1955 Rigarass [74], và năm 1956 Goutass [75] đều độc lập cơng bố tìm được HbH trong thành phần Hb của một số bệnh nhi. Tuy nhiên, bệnh HbH còn là một bệnh Hb riêng biệt, chưa thấy mối liên quan giữa bệnh HbH với bệnh α-thalassemia.

Năm 1959 Ramot [76] tách được Hb Bart’s trong máu của bệnh nhân HbH. Những phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu hướng tới mối liên hệ giữa bệnh HbH và các thể của bệnh α-thalassemia. Điều này được di truyền phân tử xác minh và những năm sau này.

Năm 1963 Dance phát hiện cơ chế tạo thành HbH nhờ phát hiện được phần globin của HbH gồm 4 chuỗi β. Do khi chuỗi α bị giảm, các chuỗi β tăng tổng hợp tạo các chuỗi β thừa dư. Các chuỗi này kết hợp với nhau tạo

thành phân tử β4, là phần globin của HbH [77]. Tương tự cơ chế như vậy với phân tử Hb Bart’s γ4 . Nhờ đó, bản chất globin của HbH và Hb Bart’s đã được phát hiện, từđó các nhà nghiên cứu đi sâu vào bản chất của bệnh.

Năm 1964, Wealtherall lần đầu tiên đưa ra giả thuyết có 2 cặp gen α globin. Mơ hình này giải thích được các biểu hiện phong phú của các thể bệnh α-thalassemia, và biểu hiện lâm sàng đa dạng của bệnh HbH [23]. Cùng thời gian này, Wasi và cộng sự cũng tiến hành một nghiên cứu trên các bệnh nhân mắc HbH tại Thailand, kết quả cho thấy: Điện di máu cuống rốn của 30 trẻ sơ sinh được sinh ra từ các cha mẹ mắc bệnh HbH, đã phát hiện 29/30 trường hợp có Hb Bart’s. Điều đó chứng tỏ hầu như tất cả các trẻ sơ sinh sinh ra từ các cha mẹ mắc bệnh HbH đều là người mang gen α-thalassemia [78].

Cho đến năm 1980, sinh học phân tử trong bệnh α-thalassemia mới được hồn tồn hiểu rõ, được cơng bố rộng rãi với các nghiên cứu của Higgs [15].

1.8.2. Vit Nam

Tại Việt Nam, bệnh lý về huyết sắc tốđược bắt đầu nghiên cứu từ những năm 1960, tuy nhiên hầu hết đều tập trung vào β thalassemia và HbE [79]. Đối với bệnh α-thalassemia, từ trước năm 1985, bệnh này chưa được phát hiện ở Việt Nam do chưa áp dụng các kỹ thuật chẩn đoán. Dựa vào điều kiện địa lý ởvùng Đông Nam Á, một số nhà nghiên cứu về huyết học ở nước ta lúc đó dự đốn có thể có bệnh α-thalassemia tại Việt Nam. Đến năm 1985, dự đoán ấy mới được chứng minh nhờ sự phát hiện bệnh HbH, là một thể bệnh của α-thalassemia [8].

Năm 1996, Dương Bá Trực tiến hành nghiên cứu: “Đặc điểm lâm sàng và huyết học bệnh HbH ở trẻ em Việt Nam. Bước đầu tìm hiểu tần suất bệnh alpha thalassemia ở Hà Nội”. Đây là nghiên cứu đầu tiên trên đối tượng bệnh nhân HbH. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu, chưa có sự ứng dụng của sinh học phân tửđểxác định kiểu gen của bệnh [8].

Năm 2005, Trần ThuỳNgân đã ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định kiểu gen D-thalassemia trong vùng dịch tễ sốt rét của tỉnh Bình Phước [80].

Từ năm2008 đến 2013, Nguyễn Khắc Hân Hoan đã tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu tầm soát và chẩn đoán trước sinh bệnh D và E thalassemia”. Nghiên cứu tiến hành trên đối tượng là các phụ nữ mang thai. Khi người vợ và người chồng có kết quả tầm sốt huyết đồ nghi ngờ là người mang gen bệnh thalassemia, được thực hiện xét nghiệm di truyền phân tửđể khẳng định, tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh [81].

Năm 2010, L Thị Thanh Hà và cộng sự đã tiến hành ứng dụng kỹ thuật GAP PCR và ARMS PCR trong phát hiện đột biến gen D globin trên các bệnh nhân mắc HbH tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương, và chẩn đoán trước sinh [82].

Từ năm 2013 đến 2015, Ngô Diễm Ngọc và cộng sự đã ứng dụng các kỹ thuật MLPA, giải trình tự gen Sanger để phát hiện các đột biến hiếm gặp trên gen D globin, nghiên cứu về mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu hình của bệnh D-thalassemia trên các bệnh nhân đến khám và điều tại Bệnh Viện Nhi Trung Ương, tiến tới sàng lọc người mang gen bệnh, tư vấn di truyền và chẩn đoán trước sinh bệnh D-thalassemia, bao gồm bệnh phù thai Hb Bart’s và HbH thể nặng trên các cặp vợ chồng nguy cơ cao sinh con mắc bệnh [10, 83].

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu hình trên bệnh nhân HbH. Với kiểu hình đa dạng ở cùng thể bệnh, hoặc ở cùng một kiểu gen, là một khó khăn cho tư vấn di truyền và chẩn đốn trước sinh. Thơng tin từ nghiên cứu này sẽ góp phần có được những hiểu biết, những bằng chứng rõ hơn về mối liên quan giữa kiểu gen và kiểu hình, giúp đưa ra các can thiệp y tế, điều trị, tư vấn và phòng bệnh hiệu quảhơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, kiểu gen của bệnh hbh và chẩn đoán trước sinh bệnh α thalassemia (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)