Phân theo lứa tuổi khách du lịch

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề thu hút khách du lịch của tỉnh tiền giang (Trang 25)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.4. Các loại hình du lịch

1.1.4.7. Phân theo lứa tuổi khách du lịch

Theo lứa tuổi du lịch có thể chia thành: du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch trung niên, du lịch người cao tuổi. Tùy theo lứa tuổi, điều kiện sức khỏe, tính năng hoạt động, khả năng chịu đựng, khả năng chi trả của các lứa tuổi mà có sự khác biệt.

1.1.4.8. Phân loại theo độ dài chuyến đi

Các chuyến du lịch được thực hiện trong khoảng thời gian dưới một tuần được coi là du lịch ngắn ngày. Ngược lại, các chuyến đi du lịch dài ngày có thể tốn thời gian đến gần một năm. Nhìn chung, du lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn so với du lịch dài ngày.

1.1.4.9. Phân loại theo hình thức tổ chức

Theo hình thức này người ta phân thành du lịch tập thể, du lịch cá nhân và du lịch gia đình.

Ngày nay du lịch gia đình ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam. Theo sự phát triển của xã hội số gia đình hạt nhân ngày một tăng, vì vậy việc đi du lịch của gia đình trở nên dể dàng thực hiện hơn về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội.

1.1.4.10. Phân loại theo phương thức hợp đồng

Dưới gốc độ thị trường có thể chia du lịch thành du lịch trọn gói và du lịch từng phần. Hầu hết, các doanh nghiệp đều muốn ký kết được nhiều hợp đồng trọn gói nhưng trên thực tế, hiện nay du khách vì những lý do khác nhau đều có nhu cầu ký kết mua từng phần dịch vụ.

1.1.5. Khách du lịch

1.1.5.1. Khái niệm khách du lịch

Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “khách du lịch” là nhân tố quyết định. Nếu khơng có khách du lịch thì các hoạt động của các nhà kinh doanh du lịch sẽ trở nên vô nghĩa. Khách du lịch (du khách) là chủ thể của hoạt động du lịch và được coi là yếu tố trung tâm trong hệ thống các hoạt động du lịch. Theo thời gian có nhiều định nghĩa khác nhau về khách du lịch:

Theo các tác giả Nguyễn Văn Đính và Trịnh Minh Hòa (2004), định nghĩa về khách du lịch lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp. Thời bấy giờ các hành trình của người Đức, người Đan Mạch, người Bồ Đầu Nha, người Hà Lan và ngườ Anh trên nước Pháp được chia thành hai loại. Cuộc hành trình nhỏ là cuộc hành trình đi từ Pari đến miền Đông Nam nước Pháp. Cuộc hành trình lớn là cuộc hành trình theo bờ Địa Trung Hải, xuống Tây Nam nước Pháp và vùng Bourgone. Khách du lịch được định nghĩa là người thực hiện một cuộc hành trình lớn.

Theo Đổng Ngọc Minh và Vương Lơi Đình (2000), thuật ngữ “tourist” (khách du lịch) trong tiếng Anh xuất hiện lần đầu tiên trong từ điển Oxford vào năm 1811. Thuật ngữ này có nghĩa là người đi từ nơi khác đến với mục đích tham quan, du ngoạn.

Vào đầu thế kỷ XX, Lozep Stander (Nhà kinh tế học người Áo) định nghĩa:

“Khách du lịch là hành khách xa hoa, ở lại theo ý thức ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu cao cấp khơng theo đuổi mục đích kinh doanh”.

Hội nghị của tổ chức du lịch quốc tế họp tại Roma (1968) xác định : “Bất cứ ai

ngủ một đêm tại nơi khơng phải nhà của mình và mục đích chính của cuộc hành trình khơng nhằm kiếm tiền đều được coi là khách du lịch”.

Theo điều 10, chương I của Luật du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch là

người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến”.

Ngày 04/3/1993, theo đề nghị của Tổ chức du lịch thề giới (UNWTO), Ủy ban thống kê Liên Hiệp Quốc đã công nhận các thuật ngữ sau để thống nhất việc thống kê du lịch:

- Khách du lịch quốc tế (International Tuorist) bao gồm khách quốc tế đến du

lịch và khách quốc tế đi du lịch ra nước ngoài.

- Khách du lịch trong nước (Intenal Tourist) gồm những người là công dân của một quốc gia và người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước.

- Khách du lịch nội địa (Domestic Tourist) bao gồm khách du lịch trong nước và khách quốc tế đến du lịch.

- Khách du lịch quốc gia (National Tourist) bao gồm khách du lịch trong nước và khách quốc tế đi du lịch ra nước ngoài.

Theo điều 34, chương V của Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch gồm

khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế”. a. Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế (International Tourist) là những người đến một nước khác

đi du lịch. Tuy nhiên, trên thực tế có nước thống kê tất cả những người khách đi qua biên giới, nhưng có nước chỉ tính số người thực sự có lưu trú ở lại trong nước mình.

Tại hội nghị Roma do Liên hiệp quốc tổ chức vào năm 1963: “Khách du lịch

quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian 24h hơn”.

Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan (1989) định nghĩa: “Khách du lịch quốc tế

là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích tham quan, nghi ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng nhỏ hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình”.

Theo định nghĩa của Ủy ban Thống kê của Liên Hợp Quốc (1989): Khách du lịch quốc tế là những người:

- Trên đường đi tham quan hoặc đang tham quan một nước, khác với nước mà học cư trú thường xuyên.

- Mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm viếng hoặc nghỉ ngơi với thời gian không quá ba tháng, nếu trên ba tháng phải được gia hạn.

- Khơng được làm bất cứ chuyện gì để trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại.

- Sau khi kết thúc đợt tham quan (hay lưu trú) phải rời khỏi nước đến tham quan để về nước thường trú của mình hoặc đi đến một nước khác.

Những người không được coi là khách du lịch quốc tế nếu không thỏa mãn những điều kiện trên. Đặc biệt là những người tìm cách kéo dài thời gian lưu trú tại nước đến.

Theo điều 20, chương IV pháp lệnh Du lịch Việt Nam (1999): “Khách du lịch

lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài đi du lịch”.

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tại điều 34 chương V: “Khách du lịch quốc

tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

b. Khách du lịch trong nước (khách du lịch nội địa)

Tại Hội thảo quốc tế do Cục Du lịch Canada phối hợp với Liên hiệp quốc tế các

tổ chức du lịch chính thức họp tại Madrit (Tây Ban Nha, 1957): “Bất cứ ai cư trú ở

một nước (không xét tới quốc tịch) đi đến một nơi nào đó trên lãnh thổ nước cư trú của mình để tiến hành du lịch khơng dưới 24 giờ hoặc khơng dưới một đêm, mà mục đích chuyến đi không phải là các hoạt động thăm viếng theo đuổi để có thù lao”.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): “Tất cả những người thực hiện lữ

hành trên 24 giờ đến dưới một năm ở nước mình cư trú, bất kể quốc tịch như thế nào vì mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, nghỉ phép, thể thao, thương vụ, công vụ, hội nghị, điều dưỡng, học tập tôn giáo đều coi là du khách trong nước”.

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999), tại điều 20, chương IV: “Khách du lịch

trong nước là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tạm thời rời nơi cư trú thường xuyên của mình với mục đích tham quan du lịch trên lãnh thổ Việt Nam hoặc kết hợp tham quan du lịch, sử dụng dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh du lịch”.

Theo điều 34, chương V của Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch nội

địa là cơng dân Việt Nam, người nước ngồi thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.

1.1.5.2. Phân loại khách du lịch a. Theo lứa tuổi khách du lịch

- Dưới 18 tuổi - Từ 18 – 25 tuổi - Từ 25 – 35 tuổi - Từ 35 – 45 tuổi - Từ 45 – 55 tuổi - Trên 55 tuổi

b. Theo đối tượng khách du lịch

- Cựu chiến binh - Học sinh, sinh viên - Cơng đồn….

c. Theo quốc tịch của khách du lịch

Tức là phân chia theo nguồn khách du lịch. Mỗi nguồn khách có những đặc điểm riêng về ngôn ngữ, phong tục, tâm lý, nhu cầu du khách khác nhau.

d. Theo nghề nghiệp của du khách

- Chính khách - Giáo viên - Thương gia

- Thư kí và nhân viên văn phịng - Công nhân

- Các nghề khác

1.1.6. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thơng tin có trên trái đất và trong khơng gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài ngun nói chung. Khái niệm tài ngun du lịch ln gắn liền với khái niệm du lịch.

Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam (năm 1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan

thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, cơng trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãng nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.

Theo luật Du lịch Việt Nam (2005): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự nhiên,

yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, cơng trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.

Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như tiền đề phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.

Trong thực tế, ở nước ta nhiều di tích lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng mặc dù đã được xếp hạng song chưa được khai thác phục vụ du lịch; nhiều khu rừng nguyên sinh với tính đa dạng sinh học cao, nhiều bãi biển đẹp ở miền Trung, nhiều lễ hội…vẫn còn tồn tại ở dạng tiềm năng du lịch do chưa hội đủ các điều kiện để khai thác đưa vào sử dụng.

Để quản lý và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quý báo này, người ta đưa ra các quy tắc phân loại tài nguyên du lịch. Tài nguyên du lịch được chia thành:

Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần và các tổng thể tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch. Các tài nguyên du lịch luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên cũng như các điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội và chúng thường được khai thác đồng thời với các tài nguyên du lịch nhân văn.

Khi tìm hiểu, nghiên cứu về tài nguyên du lịch tự nhiên người ta thường nghiên cứu từng thành phần của tự nhiên, các thể tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên. Tài nguyên du lịch tự nhiên được chia thành: các yếu tố về địa hình, tài ngun khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên động – thực vật.

Tài nguyên du lịch tự nhiên có vai trị vơ cùng quan trọng đối với các hoạt động du lịch. Nó là cơ sở để tổ chức các hoạt động du lịch và là nguồn tài nguyên thu hút nhiều khách du lịch nhất. Đặc biệt trong thời buổi hiện nay những khu vườn “xanh” đang là mơ hình rất được ưa chuộng và hấp dẫn khách du lịch.

Tài nguyên du lịch nhân văn

Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, nghĩa là do con người tạo ra. Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, tồn bộ sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra điều được coi là những sản phẩm văn hóa.

Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên du lịch văn hóa. Tuy nhiên, khơng phải sản phẩm văn hóa nào cũng điều là những tài nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Hay nói cách khác, những tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là những giá trị văn hóa tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.

Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến. Là những sản phẩm văn hóa nên nguồn tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất đa dạng phong phú. Chúng có thể được phân thành những dạng chính như sau: di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động mang tính sự kiện.

Tài ngun du lịch nhân văn góp phần khơng nhỏ cho hoạt động du lịch đặc biệt cho du lịch nghiên cứu. Bên cạnh đó cịn góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, lòng yêu quê hương đất nước, hiểu biết thêm về truyền thống của dân tộc cho mọi người nhất là thế hệ trẻ.

1.1.7. Sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Sản phẩm du lịch bao gồm cả những yếu tố hữu hình và những yếu vơ hình, bao gồm tồn bộ các giá trị sử dụng để thỏa mãn các nhu cầu của khách. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ (thường chiếm 80% - 90% về mặt giá trị), hàng hóa chiếm tỷ trọng nhỏ.

Chất lượng sản phẩm du lịch được xác định dựa vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của khách du lịch.

Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch. Do vậy, sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn nhu cầu của mình thơng qua việc tiêu dùng các sản phẩm du lịch.

Theo M.M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần như thức ăn hoặc một món hàng không cụ thể như chất lượng phục vụ, bầu khơng khí tại nơi nghỉ mát”.

Theo quan niệm của Đức: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và

khơng đồng nhất, hữu hình, vơ hình. Sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể

phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề thu hút khách du lịch của tỉnh tiền giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)