7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2. THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA NƯỚC TA
1.2.1 Thực trạng thu hút khách du lịch của nước ta giai đoạn 2001 – 2010 Đảng và Nhà nước ta từ lâu đã xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì thế, nhiều xúc tiến cho du lịch được thực hiện như chương trình đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng du lịch 2001 – 2010, chương trình hành động Quốc gia về du lịch giai đoạn 2001- 2005 và tiếp tục giai đoạn 2006 – 2010…. Quá trình phát triển đã thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia trong các hoạt động du lịch, thúc đẩy sự phát triển du lịch với sức hút của các sản phẩm du lịch mới và thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế. Mặc dù, trước diễn biến phức tạp của du lịch thế giới nhưng du lịch Việt Nam vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng nhanh, bước đầu phát huy được tính liên ngành, liên vùng, đảm bảo ninh, quốc phịng và trật tự an tồn xã hội. Chiến lược đặt trọng tâm vào phát triển du lịch sinh thái và du lịch văn hóa – lịch sử, góp phần bảo
vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa truyền thống, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và theo định hướng phát triển du lịch bền vững. Các hoạt động du lịch được gắn với nhiều nội dung văn hóa, phát huy được các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Du lịch phát triển tạo sự đổi mới về diện mạo đô thị, nông thôn được điều chỉnh trong, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, tăng khả năng tiêu thụ, xuất khẩu hàng tại chỗ cho các hàng hóa và dịch vụ đồng thời thúc các ngành nghề khác phát triển. Nhiều làng nghề thủ công cổ truyền được khôi phục, phát triển; tạo thêm các điểm tham quan, sản xuất và tiêu thụ hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ, tạo them nhiều việc làm và tăng thu nhập, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Mục tiêu phấn đấu cụ thể cho giai đoạn 2001 – 2010 là phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP của ngành du lịch từ 11 – 11,5%/năm.
Bảng 1.1. Mục tiêu và kết quả đạt được về lượng khách du lịch giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị: Triệu lượt người
Khách quốc tế Khách nội địa
Năm
Chỉ tiêu Kết quả Chỉ tiêu Kết quả
2005 3 – 3,5 3,43 15 – 16 22,7
2010 5,5 – 6,0 5,0 25 – 26 28,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Năm 2005, ngành du lịch đã đón tiếp 3,43 triệu khách du lịch (mục tiêu là 3 - 3,5 triệu người vượt mức 43% với mục tiêu 3 triệu khách và đạt 98% với mục tiêu 3,5 triệu khách. Năm 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 5,0 triệu người (mục tiêu là 5,5 triệu khách), đạt 91% chiến lược đề ra. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế trung bình giai đoạn 2001 - 2010 là 8,9%/năm.
Bảng 1.2. Doanh thu từ du lịch của nước ta giai đoạn 2005 - 2010 Đơn vị: Tỷ USD
Doanh thu Năm
Mục tiêu Kết quả đạt được
2005 2,0 1,9
2010 4 – 4,5 4,8
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua đó, chúng ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch quốc tế giai đoạn 2001-2010 là 8,9%, khách nội địa là 10,2%. Tổng thu nhập bình quân đạt 18,7%/năm và chiếm 5,8% trong GDP năm 2010. Tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực du lịch, khách sạn đạt trên 16 tỷ USD (tính đến tháng 11/2010), xếp thứ ba trong tổng số vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam (sau ngành
cơng nghiệp chế biến và kinh doanh bất động sản). Số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế tăng lên 7,4 lần so với năm 2000. Số lao động trong ngành du lịch (cả trực tiếp và gián tiếp) tăng lên bình quân 13,4% chiếm 2,4% trong tổng số lao động cả nước... 20.5 23 22 26 30 51 56 60 68 96 0 20 40 60 80 100 120 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Nghìn tỷ đồng
Hình 1.1. Biểu đồ tổng doanh thu từ khách du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 (Nguồn: Tổng cục du lịch)
Mặc dù, có những bước phát triển vượt bậc song bên cạnh đó ngành du lịch Việt Nam cũng gặp khơng ít khó khăn, thách thức cần phải vượt qua để đưa ngành du lịch ngày càng phát triển.
1.2.2. Thực trạng thu hút khách du lịch của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển du lịch dựa trên nền đa dạng và phong phú của đất, nước, sông, biển và của con người.
Nằm dọc theo con sông Tiền, sông Hậu, được biết đến như một vùng xong nước hữu tình, cây lành trái ngọt, người dân hiền hịa mến khách với những địa danh từ lâu đã được biết đến như cù lao Bình Hịa Phước (Vĩnh Long), chợ nổi Cái Răng, biển Hà Tiên, chùa Đất Sét (Sóc Trăng), chùa Dơi, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam (An Giang), tràm Chim Tam Nông (Đồng Tháp), rừng U Minh (Cà Mau), cù lao Thới Sơn, chùa Vĩnh Tràng (Tiền Giang)….Với địa hình sơng nước, nhiều cồn bãi, vườn cây ăn trái đặc sản thuận lợi phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch trên sông.
Đồng bằng sơng Cửu Long có bờ biển dài 700 km, với nhiều đảo khơng q xa bờ, có thể phát triển du lịch trên biển, đảo. Ngồi ra, cịn có núi, rừng tràm, vườn quốc
gia, nhiều động vật hoang dã, chim thú quý hiếm. Với nguồn thực phẩm dồi dào từ biển, sông rất phong phú, đa dạng rất thuận lợi cho việc chế biến các món ăn độc đáo hấp dẫn du khách.
Từ những lợi thế về địa lý, điều kiện tự nhiên, văn hóa, du lịch Đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng cho miền sông nước.
Theo số liệu thống kê, số lượng khách du lịch ở nhiều địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng đáng kể:
+ Tại Bến Tre năm 2011, có hơn 456.200 lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 193.750 lượt khách quốc tế. Hoạt động du lịch mang về cho Bến Tre hơn 226,7 tỷ đồng.
+ Ở Kiên Giang, riêng Phú Quốc đón trên 71.400 lượt khách quốc tế, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước( năm 2011).
Dự kiến năm 2013 ngành Du lịch Kiên Giang sẽ đón khoản 5.882.000 lượt khách đến tham quan du lịch. Trong đó, khách quốc tế 182.000 lượt; khách tham quan các khu du lịch 2.990.000 lượt; khách lễ hội 1.760.000 lượt; khách đến với các đơn vị kinh doanh du lịch 1.132.000 lượt, doanh thu đạt 1.172 tỷ đồng. Riêng Phú Quốc, sẽ đón 420.000 lượt, trong đó khách quốc tế 140.000 lượt; doanh thu có thể đạt đến 700 tỷ đồng.
+ Theo số liệu thống kê, năm 2005 là 420.441 lượt du khách đến Sóc Trăng, thì đến năm 2007 đón được 514.154 lượt du khách và đến năm 2012 đã tăng lên 954.753 lượt du khách, trong đó có hơn 20.000 lượt du khách quốc tế. Nguồn doanh thu từ du lịch có bước tăng trưởng mới qua các năm. Năm 2012, doanh thu du lịch đạt 170,392 tỷ đồng, đóng góp đáng kể vào thu nhập của tỉnh.
+ Theo báo cáo, khách du lịch đến Trà Vinh trong năm 2011 là 141.000 lượt trong đó có 3.020 lượt khách quốc tế, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu của du lịch đạt 38,749 tỷ đồng.
+ Theo thống kê của Cục thống kê, trong năm 2011, Tiền Giang đón 1.225.5696 lượt khách du lịch (tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2010). Trong đó, khách du lịch quốc tế là 505.301 lượt khách, khách nội địa là 720.295 lượt.
+ Trong năm 2011, Đồng Tháp đã đón 1,3 triệu lượt du khách. Trong đó, có 24.000 lượt du khách quốc tế tăng 20% so với năm 2010. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 162 tỷ đồng.
+ Thành phố Cần Thơ trong năm 2012 đã đón và phục vụ khoảng 1,18 lượt du khách. Trong đó, có 191.000 lượt khách quốc tế vượt 7% kế hoạch của năm, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng doanh thu đạt được ướt tính 880 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2011.
Các điểm đến du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh về số lượng, chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của du khách và chất lượng kinh doanh dịch vụ du lịch tại khu vực đã có bước cải thiện.
Đặc biệt là sự thu hút đông đảo lượng du khách quốc tế. Năm 2010, lượng khách quốc tế đạt 1,2 triệu chiếm 9,4% tổng lượng khách quốc tế của cả nước (vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm tới 34% lượng khách quốc tế của cả nước), tổng doanh thu trên 1.521 tỷ đồng. Khách quốc tế đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ, Kiên Giang… chiếm đến 91% tổng lượng khách quốc tế đến toàn vùng. Thị trường khách quốc tế chủ yếu của vùng: Đông Bắc Á (50%), Tây Âu (31%), Bắc Mỹ (9%), châu Úc (4%), Đông Nam Á (2%).
Hiệp hội du lịch Đồng bằng sơng Cửu Long (MDTA) đã tích cực phối hợp cùng các công ty du lịch, doanh nghiệp du lịch lữ hành tại TP Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội tổ chức khảo sát các điểm tham quan, du lịch tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, nhằm tiến tới xây dựng tour du lịch đặc thù “1 điểm đến - 5 địa phương”. Mục tiêu nhằm hỗ trợ cho các địa phương liên kết với nhau bằng sản phẩm du lịch đặc trưng để tạo cho du khách những tour du lịch hấp dẫn, thú vị...để thu hút mạnh hơn lượng khách du lịch đến các địa phương.
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI TỈNH TIỀN GIANG
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỈNH TIỀN GIANG 2.1.1. Lịch sử hình thành
Lịch sử hình thành và phân bố dân cư (từ thế kỷ XVII đến 1860) tỉnh gắn liền với lịch sử khẩn hoang, các cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Đầu thế kỷ XVII, vùng đất Tiền Giang xuất hiện lớp cư dân mới, chủ yếu là người Việt từ miền ngoài di cư vào.
Người Việt đến Tiền Giang ban đầu theo dạng di dân tự do vào đầu thế kỷ XVII. Một số nơi như giồng Sơn Quy, giồng Kiến Định, Ba Giồng, ven sông Tiền là những nơi được người Việt đến khai hoang và định cư sớm.
Năm 1679, vùng Mỹ Tho có thêm nhóm người Hoa. Tại khu chợ Cữ ngày nay, nhóm người Hoa này lập Mỹ Tho Đại Phố có tàu thuyền tới lui bn bán đơng đúc, nhóm họp người Tàu, người Miên, người Việt, vỡ đất làm ruộng, chia lập trang trại, thôn ấp.
Tháng 10 năm 1705, Nguyễn Cửu Chân tổ chức đào thông hai con rạch là Mỹ Tho và Vũng Cù. Nhờ vậy, vùng đất Mỹ Tho dọc theo sơng đào (nay cịn gọi là sông Bảo Định) dân đến khai hoang, sinh sống nhiều hơn.
Năm Giáp Tý (1744), hai làng đầu tiên của Tiền Giang được thành lập là làng Bình Phục Nhất và làng Bình Trị, mở ra thời kì lập làng của cử dân khẩn hoang vùng đất mới.
Sau khi Gia Long lên ngôi (1802), nhà nước phong kiến chủ trương khuyến khích khẩn hoang, có chính sách giảm thuế nông nghiệp chia những ruộng mới vỡ trong những năm đầu và chủ trương di dân vào Nam, tiến hành khai phá qui mơ hơn (theo Địa chí Tiền Giang).
Tên gọi Tiền Giang chỉ có vài mươi năm trở lại đây, khi có sự sát nhập của hai tỉnh Mỹ Tho và Gị Cơng cũ cùng với những miệt vườn dọc theo bên hai bờ sông Tiền. Vào giữa thế kỷ XIX, nhìn chung dân số Tiền Giang tăng nhanh hơn trước, chính việc thay đổi các đơn vị hành chính đã nói lên điều đó. Hiện nay, Tiền Giang được chia thành các đơn vị sau:
Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện Đơn vị hành chính Diện tích (Km2) Dân số trung bình (người) Mật độ dân số (người/km2) Thành phố Mỹ Tho 81,5 215.996 2.650 Thị xã Gị Cơng 102,0 95.289 934
Huyện Tân Phước 333,2 57.096 171
Huyện Cái Bè 420,9 288.393 685
Huyện Cai Lậy 436,2 307.022 704
Huyện Châu Thành 229,9 235.872 1.026
Huyện Chợ Gạo 232,6 175.863 756
Huyện Gị Cơng Tây 182,2 125.291 688
Huyện Gị Cơng Đơng 267,7 141.184 527
Huyện Tân Phú Đông 222,1 40.595 183
Tổng số 2.508,3 1.682.601 671
(Nguồn: Niên giám thống kê Tiền Giang,2011) 2.1.2. Vị trí địa lí
Tiền Giang nằm về phía Đơng Bắc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong khoảng tọa độ 1050 50’- 1060 45’ độ kinh Đông và 100 35’- 100 12’ đội vĩ Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km, có diện tích là 2.508,3 km2 . Có 32 km bở biển. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp Long An và TP. Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Đồng Tháp, phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đơng giáp biển Đơng. Tiền Giang nằm trải dọc theo bờ Bắc song Tiền (một nhánh của sông Mê Kông) với chiều dài 120 km (Sở thơng tin và truyền thơng Tiền Giang).
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tiền Giang
(Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp)
2.1.3. Đặc điểm về tự nhiên và kinh tế xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm về tự nhiên a. Địa hình
Nhìn chung tỉnh Tiền Giang có địa hình bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0m đến 1,6m so với mực nước biển, phổ biến từ 0.8m đến 1,1m. Địa hình Tiền Giang chia thành 2 dạng địa hình chính đó là vùng biển bờ biển và vùng đồng bằng.
b. Khí hậu
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình qn cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình qn trong năm từ 27 – 27,90C.
c. Sơng ngịi
Tiền Giang có mạng lưới sơng, rạch chằng chịt, bờ biển dài thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
+ Sông Tiền là nguồn cung sấp nước ngọt chính, chảy 115 km qua lãnh thổ Tiền Giang. Sơng có chiều rộng 600 – 1.800m và chịu ảnh hưởng thủy triều quanh năm.
+ Sông Vàm Cỏ Tây lượng dịng chảy trên sơng chủ yếu là từ sơng Tiền chuyển qua. Sông Vàm Cỏ Tây là nơi nhận nước tiêu lũ từ Đồng Tháp Mười thoát ra và là một tuyến xâm nhập mặn chính.
Ngồi ra trên địa bàn tỉnh cịn có một số sơng, rạch nhỏ thuộc lưu vực sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây góp phần quan trọng trong việc lưu thơng, vận chuyển hàng hóa và phục vụ sản xuất như: Cái Cối, Cái Bè, Ba Rài, Trà Tân, Phú Phong, Rạch Rầm, Bảo Định, Kỳ Hơn, Vàm Giồng, Long ng, Gị Công, sông Trà v.v…
d. Biển
Tiền Giang có khu vực giáp biển Đơng thuộc huyện Gị Cơng Đông với bờ biển dài 32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Xồi Rạp (sơng Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền). Do nằm giữa các cửa sông nên rất thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Thủy sản nước lợ gồm con giống và con non sinh sản và di chuyển sâu trong bờ, trữ lượng hàng năm ước tính về tơm, cua, cá, sị, nghêu….tại các vùng cửa sông là 156.000 tấn. Hải sản, tiềm năng hải sản khá dồi dào với trữ lượng hàng năm về sinh vật nổi lên đến 12.000 triệu tấn thực vật phiêu sinh, 5,96 triệu tấn động vật phiêu sinh, 4,7 triệu tấn sinh vật đáy và hơn 1 triệu tấn cá.
Ngồi ra, đây cịn là khu du lịch biển được nhiều du khách biết đến. Đến với biển Tân Thành, du khách có thể trải nghiệm cảm giác tắm biển "phù sa", thưởng thức những món ăn đặc sản, tham quan các chịi giữ nghêu trên biển của ngư dân và tham gia nhiều dịch vụ: nghỉ biển, tắm nắng, thể thao trên nước...
e. Tài nguyên khoáng sản
- Than bùn: Tìm thấy ở Phú Cường, Tân Hịa Tây – Cai Lậy (mỏ Tân Hòa) và Tân Hịa Đơng, Tân Phước (mỏ Tràm Sập). Các mỏ bị phủ một lớp sét, mùn thực vật dày 0 – 0,7m trung bình là 0,3m (tuổi Holocen). Mỏ Tân Hịa có thành tạo kiểu đầm lầy, phân bố rải rác. Trữ lượng khoảng 900.000 tấn, sử dụng làm nguồn nguyên, nhiên liệu cho sản xuất phân bón.
- Mỏ đất sét Tân Lập với trữ lượng hơn 6 triệu m3, chất lượng tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng cao cấp, đồ gốm xuất khẩu; và trên 1 triệu m3 than bùn có thể làm