THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA TỈNH TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề thu hút khách du lịch của tỉnh tiền giang (Trang 56)

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. THỰC TRẠNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH CỦA TỈNH TIỀN GIANG

2.3.1. Khái quát hoạt động du lịch của tỉnh Tiền Giang

Trong giai đoạn 2001 - 2006, do chương trình tour chủ yếu theo chương trình sắp xếp của các đơn vị kinh doanh lữ hành thành phố Hồ Chí Minh, thời gian lưu trú bình quân của khách là 1,7 ngày/người đối với khách quốc tế và 1,5 ngày/người đối với khách nội địa. Thời gian tham quan ngắn nên thời gian lưu trú cịn thấp, chủ yếu chỉ có khách đi lẻ và khách “ba lô” lưu trú.

Doanh thu từ khách du lịch quốc tế giai đoạn 2001 – 2006 đã tăng lên đạt 19,03%. Khách quốc tế hàng năm tăng mạnh nhưng doanh thu quốc tế chưa tăng mạnh, do khách chỉ tham quan trong ngày rồi về thành phố Hồ Chí Minh. Số khách lưu lại qua đêm cũng khơng tăng nhiều, vì ít có các dịch vụ bổ sung phục vụ khách, từ đó khơng kích thích chi tiêu của khách quốc tế.

Cơ cấu chi tiêu của khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2002 – 2006 doanh thu tăng lên, nhưng cơ cấu chi tiêu cao nhất cho tham quan du lịch cũng chỉ đạt 28,27%, ăn uống 56,95% và lưu trú tăng lên 11,31%, còn lại là mua sắm và các dịch vụ khác 3,48%. Với cơ cấu này cho thấy du khách chủ yếu được đưa đến Tiền Giang qua các Công ty kinh doanh lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh với chương trình mua sẵn và ăn uống được đặt trước, nên mức thu về tham quan và ăn uống có tỉ trọng cao. Các dịch vụ bổ sung và hàng lưu niệm cũng chưa kích thích mạnh nhu cầu chi tiêu của khách, đồng thời cơ sở lưu trú với chất lượng thấp không hấp dẫn cho khách lưu lại, nên tỉ

Nhờ thực hiện nhiều chính sách thu hút khách du lịch đến với tỉnh. Lượng du khách đến Tiền Giang tăng nhanh trong những năn gần đây, năm 2010 tỉnh đã đón 915.415 lượt du khách, tăng về số lượng du khách quốc tế và kể cả khách nội địa. Trong năm 2012 lượng khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang đạt trên 1 triệu lượt người, tăng 7,7% so với năm 2011. Trong đó, khách quốc tế đạt 473 ngàn lượt tăng 14,3% chiếm 47,3% tổng số. Đặc biệt, trong chương trình Festival trái cây lần thứ nhất tổ chức tại Tiền Giang và chương trinhg mừng xuân Quý Tỵ 2013 thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Để đạt được kết quả trên, tỉnh đã tập trung công tác xúc tiến du lịch, quảng bá giới thiệu hình ảnh địa phương qua từng giai đoạn nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ và thu hút thêm du khách, đồng thời các công ty lữ hành cũng có nhiều nổ lực trong xây dựng tour, tuyến du lịch hợp lý thu hút du khách gần xa.

Hiện tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, hợp tác phát triển du lịch với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

2.3.2. Kết quả chung của các chính sách thu hút khách hút khách du lịch đến với Tiền Giang

Nhờ thực hiện nhiều chính sách, đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh trong… thu hút du khách nên số lượng du khách đến với tỉnh không ngừng tăng lên.

Bảng 2.4. Số khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2000 – 2011

Đơn vị: người Năm Số khách đến 2000 2001 2005 2006 2010 2011 Khách nội địa 176.735 195.858 280.861 357.427 626.958 720.295 Khách quốc tế 139.830 176.172 251.714 296.848 288.457 505.301 Tổng 316.565 372.030 532.575 654.275 915.415 1.225.596

(Nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịch Tiền Giang)

Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhưng vẫn còn khá chậm, năm 2005 là 532.575 người tăng 1,68 lần so với năm 2000, trong đó khách nội địa là 280.861 người tăng 1,6 lần so với năm 2000; số lượng khách quốc tế năm 2000 là 139.830 người đến năm 2005 đạt 251.714 người tăng 1,8 lần so với năm 2000.

Một trong những nhuyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch đó là sự bác bất ổn về chính trị: khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ; chiến tranh Irac (2003); nhiều dịch bệnh liên tiếp xảy ra như dịch SARS (hội chứng hơ hấp cấp tính) và dịch cúm gia cầm xuất hiện liên tiếp vào các năm 2003, 2004 và 2005… ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.

Bên cạnh đó, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thu hút khách du lịch đến với tỉnh như: đội ngũ lao động trong ngành du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành du lịch, chưa có tính chun nghiệp, trình độ chun mơn và khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động du lịch còn yếu, vốn ngoại ngữ và kiến thức lịch sử chưa đáp ứng được đòi hỏi của ngành và khả năng phục vụ khách quốc tế. Đồng thời là sự cạnh tranh du lịch của các tỉnh lân cận cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lượng du khách đến Tiền Giang.

Đó là những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động đến sự sụt giảm lượng du khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngành du lịch Tiền Giang.

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của Việt Nam qua các năm tiếp tục tăng và ổn định. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11%. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế ln ở mức cao và tương đối ổn định, đời sống người dân được nâng cao cho nên nhu cầu vui chơi giải trí và du lịch cũng tăng thêm.

Trong giai đoạn 2006 - 2011 lượng du khách đến với Tiền Giang tăng nhanh về số lượng. Năm 2006 tổng du khách đến Tiền Giang là 654.275 người, đến năm 2011 lên đến 1.225.596 người tăng gấp 1.9 lần so với năm 2006. Có nhiều nguyên nhân thuận lợi tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch của tỉnh như:

Sự gia nhập của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển (Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới vào tháng 1 năm 2007). Với 24 hiệp định hợp tác du lịch song phương cấp chính phủ giữa với các nước trên thế giới, thiết lập quan hệ với 1.000 hãng du lịch của 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt vào tháng 11 năm 2002, Việt Nam ký hiệp định du lịch ASEAN ...Đây là tiền đề quan trọng cho ngành du lịch có thể khai thác các tiềm năng về du lịch cơng việc, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa lịch sử…

Năm 2008 là năm du lịch quốc gia Cần Thơ - Mêkông được tổ chức tại Cần Thơ với chủ đề “Miệt vườn sông nước Cửu Long”. Đây cơ hội lớn cho Tiền Giang giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước biết đến những tiềm năng du lịch của mình.

Đặc biệt là tình hình an ninh, chính trị của tỉnh ln được giữ ổn định. Đó là triển vọng thu hút du khách đến với tỉnh đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Ngồi những di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia nổi tiếng như di tích chiến thắng Ấp Bắc, di tích Rạch Gầm – Xồi Mút, chùa Vĩnh Tràng, đình Long Hưng, lăng Hồng Gia…cịn có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như cù lao Thới Sơn, cù lao Tân Phong, biển Tân Thành…đó là những tiềm năng thu hút khách du lịch đến với Tiền Giang.

Bên cạnh đó, tỉnh thực hiện nhiều chính sách thu hút khách du lịch, đầu tư hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, cơ sở vật - chất kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngồi, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình chun mơn nghiệp vụ, liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận, hình thành các tuyến du lịch mới…nhằm khai thác một cách có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế để thu hút khách du lịch đến với tỉnh trong thời gian sắp tới.

2.3.3. Khảo sát về mức độ thu hút khách du lịch của tỉnh Tiền Giang

Qua thực hiện khảo sát thực tế tại cù lao Thới Sơn và trại rắn Đồng Tâm trên 100 khách du lịch, bằng hình thức trả lời các câu hỏi thơng qua phiếu khảo sát. Nhìn chung, du khách đến với các điểm du lịch ở Tiền Giang chủ yếu là đến từ các tỉnh lân cận như Long An, Bến Tre, Vĩnh Long… và từ thành phố Hồ Chí Minh thơng qua sự liên kết các tour du lịch với các công ty du lịch lữ hành thành phố Hồ Chí Minh.

Du khách biết đến Tiền Giang phần lớn thông qua sự giới thiệu của bạn bè hay người thân giới thiệu (73%), cịn thơng qua các ấn phẩm du lịch và sự quảng bá du lịch của tỉnh thì du khách chưa biết đến nhiều…Đây là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự thu hút du khách đến với tỉnh. Các loại hình du lịch được du khách lựa chọn nhiều nhất là du lịch tham quan, vui chơi chiếm 57% đây là loại hình rất hấp dẫn du khách; bên cạnh đó hoạt động du lịch nghỉ dưỡng cũng được nhiều du khách lớn tuổi lựa chọn (51%), đặc biệt là trong những năm gần đây loại hình du lịch sinh thái đang được du khách lựa chọn tới 61% du khách lựa chọn loại hình du lịch này; các loại hình du lịch Homestay, Mice chưa thu hút nhiều du khách các mức độ chênh lệch giữa các lựa chọn không lớn, 27%, 31%, 25%, 19% (du lịch Homestay) do các loại hình du lịch này vẫn cịn khá mới so với du khách nên được lựa chọn chưa nhiều; tới 47% du khách lựa cho rằng việc kết hợp nhiều loại hình du lịch trong một tour rất hấp dẫn du khách vì trong một khoảng thời gian nhưng du khách sẽ được tham quan nhiều địa điểm khác nhau, tránh được sự nhàm chán…

Điểm du lịch được du khách lựa cho đó là yếu tố hấp dẫn đó là cù lao Thới Sơn/ cù lao Tân Phong (65%), chợ nổi Cái Bè (74%) đây là những điểm du lịch thu hút, hấp dẫn đơng khách du lịch, ngồi ra trại rắn Đồng Tâm cũng thu hút đông đảo lượng du khách (71%). Bên cạnh đó, các điểm di tích lịch sử (79%), chùa Vĩnh Tràng (67%), biển Tân Thành (56%) được du khách lựa chọn là các điểm du lịch khá hấp dẫn.

Qua số liệu có thế thấy các điểm du lịch gắn với thiên nhiên đang được du khách chú ý và lựa chọn nhiều hơn. Từ đó, có thể đốn biết được nhu cầu của du khách để có chiến lược đầu tư, phát triển du lịch phù hợp đáp ứng thị hiếu của khách du lịch.

Mức độ hài lòng của du khách đối với hệ thống cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật của tỉnh, được đánh giá với các mức: rất hài lịng, hài lịng, trung bình, khơng hài lịng và rất khơng hài lịng thơng qua đó có thể xem xét được mức độ hài lịng của du khách đến các điểm du lịch của Tiền Giang.

Đối với hệ thống cơ sở hạ tầng phần nào đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của du khách trong đó hệ thống giao thơng vận tải 53% du khách hài lòng; nhưng chất lượng vệ sinh tại các điểm du lịch không được du khách đánh giá cao, phần lớn du khách chọn ở mức độ hài lịng và trung bình, trong đó hài lịng đạt 36%, trung bình ở mức 46%, ở các mức độ đánh giá cịn lại số lượng đánh giá khơng đáng kể.

Cơ sở vật chất - kỹ thuật nhờ sự đầu tư của tỉnh từng bước được nâng cao và được du khách đánh giá cao, phần lớn sự lựa chọn ở mức độ hài lịng. Trong đó, việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong phục vụ du lịch được du khách hài lòng ở mức lựa chọn 56%, bên cạnh đó tới 22% du khách cho rằng việc áp dụng các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin phục vụ du lịch chỉ ở mức trung bình, vì vậy cần có sự đầu tư phát triển hơn… Các cơ sở lưu trú (59%) du khách hài lịng nhưng nhìn trên phương diện tổng thể thì cơ sở lưu trú cần được nâng cao hơn nữa, sự tiện nghi của cơ sở lưu trú cũng phần nào ảnh hưởng đến việc thu hút du khách lưu trú qua đêm. Chất lượng các cơ sở phục vụ ăn uống có tới 67% cho rằng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của du khách, ở mức độ rất hài lịng chỉ có 18%, các mức độ thấp hơn vẫn có du khách lựa chọn. Các hoạt động vui chơi giải trí và hàng lưu niệm du khách chủ yếu đánh giá ở mức độ rất hài lịng đến mức trung bình, trong đó mức độ trung bình được nhiều du khách lựa chọn, 46% đối với hàng lưu niệm và 43% cho các hoạt động vui chơi giải trí. Do các hoạt động vui chơi khơng được đổi mới, hàng lưu niệm chưa thể hiện hết đặc trưng của điểm du lịch, làm giảm sự thích thú cho du khách khi đến các điểm tham quan, du lịch.

Phần lớn du khách lựa chọn công tác quảng bá thu hút khách du lịch của tỉnh chỉ ở mức độ trung bình (67%), do các hoạt động quảng bá thu hút khách còn mờ nhạc, nhiều du khách chưa biết đến các điểm du lịch mới…vì vậy cần tăng cường cơng tác quảng bá, đưa hình ảnh du lịch đến với du khách gần xa thông qua các phương tiện thơng tin, website…

Tình hình an ninh trật tự tại các điểm du lịch không được đảm bảo, tới 49% du khách đánh giá ở mức độ trung bình, nhiều du khách chưa thật sự hài lịng…. vì các

điểm du lịch vẫn còn xảy ra nhiều tình trạng lơi kéo khách và nhiều hoạt động ảnh hưởng đến vẻ mĩ quan của khu du lịch. Người dân tại nhiều điểm du lịch rất hiếu khách và đón tiếp du khách rất chu đáo tận tình làm cho nhiều du khách có ấn tượng và hứa hẹn sẽ trở lại tham quan. Có đến 62% du khách hài lòng khi đến tham quan, du lịch tại Tiền Giang và 49% du khách hứa hẹn sẽ trở lại nơi đây thêm lần nữa.

Nhiều ý kiến cho rằng nên đầu tư, hiện đại các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đầu tư, phát triển kết hợp nhiều loại hình du lịch đặc biệt là phát triển các khu vui chơi dành cho trẻ em. Bên cạnh đó cần chú trọng, đào tạo nguồn lực, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt trong việc đón tiếp du khách quốc tế…

Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến hình ảnh phát triển du lịch của tỉnh. Đồng thời, kêu gọi đầu tư từ các tỉnh đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài. Để ngày càng thu hút được nhiều du khách đến tỉnh, góp phần phát triển ngành du lịch Tiền Giang.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH ĐẾN TỈNH TIỀN GIANG

3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH 3.1.1. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Theo Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam, quan điểm chiến lược trong giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn đến 2030, du lịch Việt Nam cần khai thác tốt điểm mạnh, nắm bắt được cơ hội , khắc phục những tồn tại hạn chế và vượt lên khó khăn thách thức để phát triển theo các quan điểm chiến lược được thể hiện trong các nội dung sau:

+ Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế-xã hội.

Khẳng định vai trò của ngành du lịch, tổng thu từ du lịch phải từng bước có đóng góp lớn vào GDP, khẳng định vị trí động lực trong nền kinh tế.

Phát triển du lịch đảm bảo gia tăng nhanh về thu nhập, phát huy lợi thế ngành dịch vụ đặc thù, tạo giá trị cao với chức năng xuất khẩu tại chỗ, tạo nhiều việc làm cho

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học ngành sư phạm địa lý vấn đề thu hút khách du lịch của tỉnh tiền giang (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)