"Công nghiệp CNTT" được dùng để chỉ chung tất cả các lĩnh vực công nghiệp điện tử, viễn thông và CNTT. Hiện nay, cơng nghiệp CNTT được chia thành 2 nhóm ngành chính là cơng nghiệp phần cứng (CNPC) và cơng nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung (CNPMDVND).
V.1. Phát triển công nghiệp phần cứng
Điện tử và viễn thông đang là hướng ưu tiên trong phát triển công nghiệp Vĩnh Phúc, chỉ đứng sau cơng nghiệp cơ khí, ơ tơ, xe máy. Đối với công nghiệp phần cứng, tỉnh đã thu hút được nhiều DN có vốn đầu tư nước ngồi. Đáng chú ý là dự án đầu tư của Tập đoàn Compal sản xuất máy tính xách tay, màn hình máy tính, thiết bị ngoại vi máy tính, ti vi tinh thể lỏng và các linh kiện điện tử khác và của Tập đoàn Foxconn sản xuất điện thoại di động và linh kiện điện tử.
Trong các khu cơng nghiệp của tỉnh đã có nhiều DN trong lĩnh vực điện tử viễn thông đầu tư xây dựng nhà máy. Trong khu cơng nghiệp Bình Xun 1 có nhà máy của cơng ty TNHH NTS Vina, Kim Lợi sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, chip điện tử, thiết bị đo điện, bàn phím, bảng vi mạch. Tại khu cơng nghiệp Bá Thiện 1, ngồi hãng Compal cịn có khá nhiều các cơng ty khác với số vốn đầu tư gần 100 triệu USD đặt cơ sở sản xuất tại đây. Công ty TNHH Tocad Energy của Hồng Công sản xuất linh kiện điện tử kỹ thuật cao, pin dùng cho điện thoại và máy tính. Cơng ty TNHH Shin
Shin Việt Nam của Đài Loan sản xuất đĩa cài đặt phần mềm máy tính, bao bì, tem cho các phần mềm đóng gói và sách hướng dẫn sử dụng. Công ty TNHH in điện tử Minh Đức sản xuất linh kiện điện tử dùng cho điện thoại di động và máy tính. Cơng ty TNHH KHKT Lực Trí sản xuất gia cơng quạt gió, hợp kim toả nhiệt cho máy vi tính. Cơng ty TNHH Điện tử Cơng nghệ Hoa Thuỳ sản xuất linh kiện điện tử loại hình mới, tổ hợp dây mạng và dây kết nối trong máy vi tính. Cơng ty TNHH Tân Nhật Hồng sản xuất gia cơng ổ trục dùng cho máy vi tính xách tay và điện thoại di động. Cơng ty TNHH chất liệu bao bì Tân Hồng sản xuất bao bì cho hàng điện tử như hộp điện thoại di động, bao bì máy tính để bàn và xách tay. Như vậy có thể nói khu cơng nghiệp Bá Thiện 1 là nơi tập trung các DN sản xuất linh kiện điện tử cho máy tính và điện thoại di động. Tại các khu công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh cũng có một số nhà máy của các hãng khác nhau sản xuất các sản phẩm điện tử.
V.2. Phát triển công nghiệp phần mềm, dịch vụ và nội dung
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có một số DN đăng ký hoạt động trong lĩnh vực phần mềm. Các DN này có quy mơ nhỏ và số vốn khơng lớn, hoạt động trong lĩnh vực tin học nói chung như cung cấp các giải pháp, phần mềm (chủ yếu là cài đặt), thiết bị, linh kiện điện tử và máy tính, các dịch vụ (chủ yếu là bn bán lẻ máy tính), tư vấn giáo dục đào tạo, Internet. Một số DN khác tham gia xây dựng các phần mềm theo đơn đặt hàng của cơ quan nhà nước hay các đơn vị có nhu cầu trên địa bàn tỉnh.
Cơng nghiệp nội dung ở Vĩnh Phúc chỉ tập trung ở lĩnh vực xây dựng các website cung cấp nội dung thông tin cho nhân dân. Các CSDL trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, thư viện điện tử, hệ thống nội dung phục vụ chương trình đào tạo điện tử, các trang web, báo chí điện tử mới chỉ đang trong kế hoạch.
V.3. Đánh giá chung
Công nghiệp phần cứng trong giai đoạn đang bắt đầu hình thành và phát triển khá nhanh. Nhờ có vốn đầu tư của các DN nước ngồi trên địa bàn tỉnh đã hính thành khu cơng nghiệp điện tử và phần cứng tập trung khá nhiều các DN có vốn đầu tư nước ngồi và trong nước sản xuất các linh kiện điện tử phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và trong nước. Đi kèm theo các xí nghiệp lớn đẫ hình thành các nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ. Với những DN này, Vĩnh Phúc đã tạo được cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển công nghiệp phần cứng.
Cơng nghiệp phần mềm (CNPM) và dịch vụ cịn chưa phát triển. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hoạt động trong lĩnh vực này có quy mơ nhỏ và tham gia hoạt động dịch vụ là chính. Một số cơng ty chuyên về lĩnh vực phần mềm nhưng chỉ chuyên các phần mềm nhỏ theo các yêu cầu đơn lẻ của các đơn vị trong tỉnh và thực hiện trách nhiệm đào tạo. Nguyên nhân của sự chậm phát triển của CNPM của tỉnh chủ yếu là thị trường CNTT còn nhỏ lẻ, hơn nữa Vĩnh Phúc lại rất gần với Hà Nội, nơi tập trung các doanh nghiệp CNTT lớn, có đội ngũ chuyên viên thành thạo. Do vậy, mọi nhu cầu đặt hàng cũng như các chuyên gia phần mềm đều hút về Hà Nội khiến cho công nghiệp phần mềm của Vĩnh Phúc phát triển rất khó.