Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu QHCNTTVinhPhuc2020 (Trang 41 - 42)

I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC CƠ QUAN ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC

2. Những tồn tại và nguyên nhân

 Nhận thức về CNTT của một bộ phận lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan Đảng và Nhà nước vẫn còn hạn chế. Một số lãnh đạo, trong đó có người đứng đầu cơ quan, chưa gương mẫu, chưa quyết tâm trong việc tiếp cận ứng dụng CNTT, cịn ngại làm việc với máy tính, chưa sử dụng mạng máy tính phục vụ cho cơng việc. Tại một số cơ quan, việc triển khai các nội dung của tin học hố QLHCNN được giao phó hồn tồn cho cán bộ văn phịng hoặc thậm chí là cán bộ chuyên trách quản trị mạng, lãnh đạo không quan tâm nên kết quả đạt được rất thấp.

 Quá trình ứng dụng CNTT chưa đồng đều và thiếu sự thống nhất. Cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng, phát triển CNTT thiếu sự đồng bộ.

 Cơng tác chuẩn hố chưa thực hiện được triệt để, kể cả chuẩn hố về thơng tin dữ liệu, chuẩn hố về quy trình nghiệp vụ, về tổ chức.

 Chưa xây dựng được mạng trục truyền số liệu cho mạng tin học diện rộng của tỉnh. Mạng diện rộng (WAN) của các cơ quan Đảng, mạng diện rộng của các

cơ quan QLNN từ tỉnh đến huyện/thị, mạng diện rộng của các cơ quan chuyên ngành theo ngành dọc từ bộ/ngành xuống chưa được liên thông thành mạng chung nên khả năng khai thác, trao đổi thơng tin cịn rất hạn chế, hiệu suất và hiệu quả sử dụng thấp.

 Có ít ứng dụng trên mơi trường mạng (LAN và WAN) tại các cơ quan QLNN. Tại một số cơ quan đa số cán bộ công chức mới chỉ sử dụng tin học văn phịng trong cơng việc và khai thác Internet để tra cứu thông tin và xem tin tức.

 Chưa có chính sách khuyến khích để thu hút cán bộ làm CNTT tại các cơ quan quản lý Nhà nước. Các mục tiêu tin học hoá QLHCNN là vấn đề mới và lớn, phụ thuộc nhiều vào tiến độ cải cách hành chính, trong khi đó thói quen, tác phong lề lối làm việc theo kiểu cũ của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo, cán bộ, công chức chuyển đổi chậm.

 Hai nội dung ứng dụng CNTT trong các cơ quan Đảng và ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước chưa có sự kết hợp và do vậy hai mạng này cho đến nay vẫn không trao đổi với nhau.

 Trong các năm qua, q trình tin học hố QLHCNN của Vĩnh Phúc đã có những dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là đã đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật CNTT, về đào tạo nguồn nhân lực và đã triển khai một số ứng dụng cơ bản trong điều hành quản lý và trong cải cách hành chính. Tuy nhiên, q trình xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học hố cịn chậm, ít và thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả và tác động của ứng dụng CNTT chưa đạt được như mong muốn.

Một phần của tài liệu QHCNTTVinhPhuc2020 (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w