IV. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CNTT ĐẾN NĂM 2030 1 Tầm nhìn ứng dụng CNTT đến năm
2. Đào tạo nguồn nhân lực về CNTT
Rà sốt, hồn thiện các chính sách phát triển nguồn nhân lực đã có, xây dựng mới các chính sách có hiệu lực hỗ trợ tốt việc đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực CNTT.
Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực CNTT của tỉnh. Tập trung thực hiện các nội dung đã nêu trong nội dung Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và nhân dân.
Xã hội hố cơng tác đào tạo CNTT, thu hút mọi nguồn lực, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân có cơ hội được học tập, tiếp cận kiến thức về CNTT thơng qua các loại hình với các nội dung đa dạng, thích hợp.
Đa dạng hố các hình thức đào tạo trong đó khuyến khích đào tạo lao động tại chỗ ở các DN đang trong quá trình đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư.
Nâng cao chất lượng đào tạo và đầu tư mở rộng quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo CNTT hiện có. Xây dựng Trung tâm đào tạo CNTT của tỉnh với cơ sở vật chất hiện đại và chương trình đào tạo tiên tiến đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT tại các cơ quan trong hệ thống chính trị và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông.
Nâng cấp và mở rộng quy mô đào tạo công nhân kỹ thuật nhằm cân đối lại cơ cấu đào tạo nhân lực hiện nay, đồng thời tăng cường mở các trường dạy nghề về điện tử tin học có chất lượng trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường liên kết hợp tác nội ngoại tỉnh trong đào tạo CNTT, đặc biệt chú trọng đến việc đào tạo CNTT trong các trường dạy nghề, đội ngũ kỹ sư CNTT thực hành trong các trường đại học trên địa bàn.
I.4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật
Tập trung ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT đi trước một bước để có thể đáp ứng phù hợp việc triển khai các nội dung phát triển và ứng dụng CNTT khác một cách hiệu quả.
Tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có, tránh đầu tư chồng chéo.
Tăng cường sử dụng chung cơ sở hạ tầng, bao gồm mạng diện rộng, các trung tâm quản lý và khai thác dữ liệu (Data Center) và hệ thống đường truyền.
Kết nối thông suốt mạng của các cơ quan Đảng và mạng của các cơ quan Nhà nước, giữa hệ thống các địa bàn trong tỉnh với hệ thống mạng quốc gia.
Thường xuyên có sự nâng cấp và bổ sung hạ tầng kỹ thuật CNTT theo các công nghệ hiện đại và tiên tiến để tránh sự tụt hậu dẫn đến việc bỏ phí hệ thống hạ tầng cũ.
I.5. Phát triển khoa học công nghệ
Các nội dung quy hoạch ứng dụng và phát triển CNTT phải luôn tuân theo và cập nhật các công nghệ tiên tiến, phải đảm bảo theo các chuẩn quốc gia và quốc tế, phải đảm bảo tính mở để có thể phát triển và mở rộng.
Tập trung một số đề tài, dự án nghiên cứu và triển khai KHCN về ứng dụng và phát triển CNTT vào các lĩnh vực khác và với thực tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Thiết kế kiến trúc và xây dựng các chuẩn đảm bảo cho việc triển khai xây dựng hạ tầng CNTT đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Chuẩn hố ln là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong ứng dụng và phát triển CNTT để triển khai các dịch vụ phục vụ cho tin học hoá, CPĐT, TMĐT,....
I.6. Phát triển thị trường
Xây dựng khung pháp lý đồng bộ với chính sách tự do hố đầu tư ở mức cao, kích thích cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các DN trong và ngoài nước, DN nhà nước với các DN khác.
Tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet, và các dịch vụ CNTT. Có chính sách hỗ trợ các DN mới tham gia vào thị trường.
Phát triển thị trường lao động CNTT, có chính sách thu hút lao động công nghệ cao, đặc biệt là chuyên gia CNTT từ các tỉnh, thành khác về làm việc tại Vĩnh Phúc.
Mở rộng thị trường các sản phẩm CNTT ra các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước. Chiến lược về thị trường là khai thác thế mạnh của tỉnh, đảm bảo chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Hỗ trợ các DN tìm kiếm đối tác và liên doanh liên kết với các đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu.
Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường và cung cấp thông tin về thị trường trong nước và quốc tế cho các DN. Hỗ trợ các DN giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, đẩy mạnh tiếp thị, nhằm từng bước chiếm lĩnh thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có.
Nâng cao nhận thức về vai trị và lợi ích của TMĐT trong việc phát triển thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển TMĐT và khuyến khích các hình thức giao dịch thương mại qua mạng, giúp các DN giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.
I.7. Tăng cường quản lý nhà nước về CNTT
Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý CNTT của tỉnh, trong đó chú ý đến việc
củng cố Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Vĩnh Phúc với Sở Thông tin và Truyền thơng là cơ quan thường trực có đủ thẩm quyền để điều phối chung việc triển khai các ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh. Ban Chỉ đạo còn tiếp tục điều hành việc triển khai CPĐT sau khi các dự án tin học hố đã hồn thành.
Tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương để tăng cường năng lực quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và cơ sở vật chất. Tranh thủ sự tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ của các doanh nghiệp có thương hiệu, kinh nghiệm trong và ngoài nước trong ứng dụng, phát triển CNTT tại địa phương.
Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý CNTT tại các sở ban ngành, huyện/thành/thị uỷ, UBND huyện/thị, từng bước hình thành hệ thống giám đốc CNTT để triển khai thực hiện kế hoạch.
Tiến hành lập các Ban quản lý dự án theo phân cơng các đơn vị chủ trì và các đơn vị tham gia các dự án đã nêu trong bản Quy hoạch này. Khẩn trương chi tiết hoá nội dung các dự án theo hướng dẫn thống nhất.
Đơn vị thường trực sẽ làm đầu mối giúp Ban chỉ đạo Ứng dụng và Phát triển CNTT của tỉnh trong việc phối hợp với các ngành chủ trì việc tổ chức thực hiện Quy hoạch này.
Mỗi cơ quan cấp sở/ngành và UBND cấp huyện/thị có ít nhất một biên chế cho quản trị mạng và quản trị HTTT.
I.8. Hợp tác quốc tế và liên doanh liên kết
Có các chính sách đặc biệt nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế cho ứng dụng và phát triển CNTT&TT. Tạo lập môi trường thuận lợi để Vĩnh Phúc trở thành địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác quốc tế, đặc biệt là các tập đồn CNTT&TT quốc tế. Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngồi, kể cả hình thức 100% vốn nước ngồi tham gia phát triển cơng nghiệp CNTT.
Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ của các tổ chức trong nước và quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Thường xuyên củng cố và phát huy mối quan hệ gắn bó, hợp tác và liên kết giữa ba chủ thể Nhà nước, DN và người sử dụng, chú ý quan tâm các DN vừa và nhỏ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về CNTT&TT trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT&TT.
Tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi nhất thu hút nguồn vốn FDI để thực hiện các dự án về phát triển hạ tầng CNTT, CPĐT, TMĐT. Các DN hợp tác trực tiếp với các cơng ty lớn của nước ngồi về CNTT&TT để phát triển nguồn nhân lực CNTT.