THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học nghành sư phạm địa lí - vấn đề phát triển kinh tế biển bạc liêu (Trang 28 - 33)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ BẠC LIÊU

2.4.1. Ngành khai thác thủy hải sản

Vùng biển Bạc Liêu có trữ lượng hơn 460.000 tấn thủy sản các loại, hàng năm cho phép khai thác trên 100.000 tấn thủy sản với nhiều loại có giá trị kinh tế cao, như tôm, cua, mực... Đặc biệt, dọc theo bờ biển của tỉnh có 3 cửa sơng lớn rất thuận lợi cho việc khai thác hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ, cung cấp nước mặn và con giống cho nuôi trồng thủy sản. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, số lượng tàu đánh bắt xa bờ sơ bộ năm 2008 của tỉnh là 350 chiếc, sản lượng thủy sản khai thác sơ bộ năm 2008 là 75.421 tấn.

Chủ trương phát triển kinh tế biển và kinh tế thủy sản đã giúp hàng chục ngàn lao động, nhất là nhân dân vùng biển có thêm việc làm, qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt, cơng trình cảng cá và Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá Gành Hào đã xây xong và đưa vào khai thác phục vụ cho ngư dân vùng biển… Các ngành chức năng của tỉnh đang tiếp tục hoàn thành các thủ tục để xây dựng khu neo đậu tàu

thuyền, cảng cá ở Nhà Mát và Cái Cùng nhằm tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.

Từ năm 2007, tỉnh đầu tư xây dựng Cảng cá Gành Hào, xây dựng cơ sở sửa chữa tàu thuyền, thành lập đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá để trung chuyển khi khai thác xa bờ. Ngoài ra, hoàn thành 3 đèn báo bão ven bờ để định hướng, hỗ trợ ngư dân khi có thiên tai, hình thành 45 tổ, đội sản xuất trên biển. Song song đó, diện tích ni trồng thủy sản không ngừng được mở rộng với 62.000ha. Đây là nền tảng và điều kiện để Bạc Liêu có thể ni đạt 150.000 tấn/năm. Hiện tỉnh đã xây dựng 8 cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi thủy sản như: lưới điện, đường giao thông, thủy lợi…

Tỉnh Bạc Liêu vừa hỗ trợ bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên và máy thông tin liên lạc cho 4 tàu cá công suất trên 400 CV ở thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải đẩy mạnh hoạt động đánh bắt xa bờ.

Bên cạnh việc hỗ trợ đánh bắt thủy sản, hàng năm tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều nỗ lực trong việc tái tạo lại nguồn lợi thủy sản, năm nào tỉnh cũng thả hàng triệu con tôm giống về biển. Riêng ngày 19/4/2013 vừa qua, Bạc Liêu đã thả về biển 5 triệu con tôm giống.

Tháng 4/2013, sản lượng khai thác biển của Bạc Liêu đạt gần 8.200 tấn, nâng tổng sản lượng khai thác 4 tháng lên trên 36 ngàn tấn, tăng 4% so với cùng kỳ, trong đó, có trên 5.200 tấn tôm, chiếm hơn 1/3 sản lượng tơm ni, góp phần đáng kể giải quyết việc thiếu tôm nguyên liệu chế biến xuất khẩu kéo dài nhiều tháng nay.

Thời tiết tuy không thuận cho nghề khai thác biển, giá nhiên liệu, ngư lưới cụ đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng tương ứng nhưng ngư dân vẫn bám biển khai thác. Đặc biệt các phương tiện khai thác xa bờ từ 461 tàu hiện có đều có lãi khá sau mỗi chuyến đi. Bên cạnh đó, cịn có nghề mới khai thác cho hiệu quả kinh tế cao như câu Cá Vàng, loại tàu cơng suất 90 mã lực cho lợi nhuận rịng sau chuyến biển 4-6 ngày trên 15 triệu đồng/chiếc, nghề cào đôi, loại tàu công suất 90-500CV đạt doanh thu 120-150 triệu đồng mỗi chuyến từ 12-15 ngày [20].

2.4.2. Ngành nuôi trồng thủy hải sản ven biển

Từ năm 1997 đến năm 2005, hơn 70.000 ha đất trồng lúa trong tỉnh đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm công nghiệp. Khu vực nội địa trong bờ biển của tỉnh nằm 2 bên quốc lộ 1A, có hơn 135.000 ha đất thuộc vùng sinh thái mặn và nước lợ có khả năng ni trồng và phát triển đa dạng các lồi thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhất là nghề ni tơm sú, cua, cá kèo... đồng thời có điều kiện thích hợp cho

việc hình thành các trung tâm sản xuất con giống phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản.

Ngày 08-10-2008, tỉnh Bạc Liêu đã khởi công xây dựng nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khép kín với quy trình kỹ thuật cao. Dự kiến vùng nuôi tôm sú công nghiệp - bán công nghiệp tại xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu. Dự án có tổng diện tích 800ha, vốn đầu tư lên đến 30 tỷ đồng thuộc Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Dự án tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất tôm sú giống, ao hồ nuôi… nhằm quy hoạch vùng vào năm 2010, dự án sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng. Đây là lần đầu tiên sau 10 chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bạc Liêu quy hoạch được vùng sản xuất tôm sú hiện đại, khép kín với quy mơ lớn.

Năm 2009, người nuôi tôm ở Bạc Liêu lại đang gặp khá nhiều khó khăn. Quý I năm 2009, diện tích đang thả ni các lồi thủy sản 105.259 ha. Diện tích ni tơm cơng nghiệp - bán công nghiệp giảm đến 37% so với cùng kỳ, giá tôm nguyên liệu thấp, chất lượng con giống không bảo đảm, nông dân thiếu vốn đầu tư, hạ tầng cho vùng tôm không bảo đảm... đã làm cho sản lượng nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh.

Những năm gần đây, phong trào nuôi các loại thủy sản mới ở Bạc Liêu (như cua, cá kèo, cá bống tượng, cá chình, ba ba, cá thác lác cườm...) xuất hiện ngày một nhiều. Ở các vùng phía Bắc tỉnh, có nguồn nước ngọt quanh năm từ sông Hậu đổ về, nghề nuôi thủy sản trên sông phát triển khá mạnh. Mơ hình ni cá lóc trong mùng (màn) trên sông được nhiều người áp dụng vì vốn đầu tư ít nhưng cho hiệu quả kinh tế cao. Người nuôi chỉ đầu tư vài triệu đồng mua cá giống, vải màn, cây làm cọc để bao cá, sau đó thả cá, thả chà (cắm nhiều cây có nhánh khơ, để làm chỗ cho cá tránh, trú bớt ánh nắng gay gắt) và chăm sóc cá. Ni từ 3-3,5 tháng, cá sẽ đạt trọng lượng từ 300 - 700 gram/con. Đây là hình thức ni trồng mới, đem lại thu nhập đáng kể cho người dân [21].

2.4.3. Ngành khai thác muối biển

Bạc Liêu có hai huyện làm muối đó là huyện Hịa Bình và Đông Hải. Mùa làm muối bắt đầu khoảng tháng 12, 1 đến tháng 4 dương lịch, làm sớm hay muộn phụ thuộc vào thời tiết.

Nghề làm muối Bạc Liêu chịu ảnh hưởng nhiều từ thiên nhiên nên sản lượng muối qua các năm không ổn định. Hơn nữa giá muối tăng giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến tâm lí sản xuất của diêm dân. Khi giá muối giảm thì bà con chuyến sang ni trồng

thủy sản, làm cho diện tích muối giảm kéo theo sản lượng muối giảm đáng kể. Khi giá muối lại đột ngột tăng cao thì bà con quy hoạch lại đơng muối. Chỉ tính từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2011 thì sản lượng muối đã thay đổi như sau [22].

Bảng 2.3. Tổng diện tích, sản lượng, năng suất muối Bạc Liêu qua các năm

(Nguồn: http://baclieu.officeonline.vn)

Biểu đồ thể hiện giá muối qua các năm

Bảng 2.4. Biểu đồ thể hiện sự biến động giá muối qua các năm ở Bạc Liêu

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 9-2011 Diện tích Ha 2.600 3.200 3.140 3.330 Sản lượng Tấn 90.000 50.000 266.092 77.000 Năng suất Tấn/ha 34.6 15.6 76 76

BIỂU ĐỒ BIẾN ĐỘNG GIÁ MUỐI QUA CÁC NĂM

1400 1800 900 1500 750 900 350 700 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2008 2009 2010 2011 Năm Nghìn đồng Muối trắng Muối đen

Đầu năm 2007 giá muối tăng cao lên đến 1000đồng/kg muối trắng và 700đồng/kg đối với giá muối đen so với năm 2006, với năng suất 70 tấn/ha và giá tăng gấp đơi, diêm dân thu lãi rịng từ 20-25 triệu đồng/ha muối. Tuy nhiên giá muối tăng cao v ậy nhưng sản lượng muối cũng không đủ cung cấp cho thị trường. Vì diện tích đồng muối đã bị thu hẹp từ năm 2006, diêm dân ồ ạt chuyến sang nuôi trồng thủy sản. Chi cục Phát triển nông thôn Bạc Liêu cho biết: giá muối tăng cao xuất phát từ nhiều yếu tố: sản lượng muối 2007 đạt 77% so với kế hoạch, tức khoảng 76 ngàn tấn gây ra thiếu hụt. Đầu năm 2008 cùng với sự tăng giá cả của các mặt hàng trong nước, giá muối cũng tăng đột ngột, lúc cao điểm giá muối đen 1600đ/kg, muối trắng 2000đ/kg. Với năng suất từ 50 tấn lên 70 tấn/ha, mỗi ha muối diêm dân thu được 70 triệu đến hàng trăm triệu đồng. Từ giữa năm 2008 đến tháng 2 năm 2009 giá muối cao kỉ lục, lên đến 3000đ/kg. Cuối tháng 3/2009 giá muối vẫn còn giữ mức 2.200-2600đ/kg. Và khoản giữa năm 2009 giá muối chỉ còn 1800đ/kg tại ruộng muối và tiếp tục giảm chỉ còn 1.200đ/kg vào cuối năm 2009.

Những tháng đầu năm 2010, giá muối chỉ còn khoảng 30.000/giạ(45kg/giạ), sau đó giảm dần xuống cịn 20.000đ/giạ. Khơng những thế diêm dân bán muối còn phải chịu chi phí th cơng gánh ra ghe của thương lái từ 5.000-6.000đ/giạ. Từ tháng 4 đến tháng 9 giá muối có tăng nhẹ và đến khoảng cuối năm 2010 thì giá muối cịn khoảng 700-800đ/kg, tăng gấp đơi so với cuối tháng 3. Đầu năm 2011 giá muối tăng cao và dự đón giá muối sẽ tăng cho đến cuối năm 2011. Do sản lượng tồn động ít, và sản lượng muối năm 2011 ước tính cũng chỉ khoảng 45.000-55.000 tấn.

Đa số diêm dân Bạc Liêu là diêm dân nghèo, họ khơng thể tích trữ mà cịn phải bán muối non trước khi giá muối trên thị trường tăng cao nên lợi nhuận cũng không cao. Hơn thế nữa, hiện nay giá muối tăng hay giảm đều do thị trường quyết định. Từ trước đến nay các cấp, các ngành của tỉnh và Trung ương chưa có cách nào để khắc phục tình trạng dư thừa hoặc khan hiếm muối trên thị trường. Chuyện mua bán lời hay lỗ điều do người dân và thương lái tự thương lượng với nhau, vì thế thương lái mặc tình chèn ép giá, thao túng thị trường. Năm nào được giá thì diêm dân phấn khởi, năm nào khơng được giá thì diêm dân phải chịu khổ. Năm nay chính phủ lại có quyết định nhập khẩu muối, vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến giá cả trong thời gian tới. Vì vậy, các cấp chính quyền cần có chủ trương quy hoạch đồng muối sao cho hiệu quả. Tránh tình trạng diêm dân ồ ạt chuyển từ mơ hình ni tơm sang làm muối làm giá muối giảm đột ngột. Bên cạnh đó chính quyền địa phương nên có kiến nghị với các cấp có thẩm quyền để đầu tư xây dựng kho chứa muối góp phần bình ổn giá cả.

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học nghành sư phạm địa lí - vấn đề phát triển kinh tế biển bạc liêu (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)