VỊ TRÍ CỦA KINH TẾ BIỂN TRONG NỀN KINH TẾ BẠC LIÊU

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học nghành sư phạm địa lí - vấn đề phát triển kinh tế biển bạc liêu (Trang 35 - 36)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. VỊ TRÍ CỦA KINH TẾ BIỂN TRONG NỀN KINH TẾ BẠC LIÊU

Kinh tế biển chiếm vị trí đặc biệt trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Do đó, nhiều năm qua, tỉnh đã có chủ trương đầu tư kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo nền tảng để đánh thức tiềm năng biển. Theo ơng Phạm Hồng Bê, Chủ tịch UBND tỉnh: “Trước hết, tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hình thành các cụm kinh tế, văn hóa - xã hội vùng biển, phát triển ngành nghề, dịch vụ, du lịch gắn với bảo vệ mơi trường, nâng cao dân trí, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, gắn phát triển kinh tế với củng cố thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân… Trước đó, cơ sở hạ tầng của tỉnh gần như khó khăn. Vì vậy, sau khi có nghị quyết, tỉnh đã chú trọng đầu tư hạ tầng để phát triển kinh tế biển như: xây dựng, nâng cấp đường Cao Văn Lầu, đường Giá Rai - Gành Hào, đường đê biển, đường Xóm Lung - Cái Cùng, một số đường giao thông nối liền các xã về trung tâm… Đặc biệt, tỉnh còn xây dựng hạ tầng điện, thủy lợi cho các vùng nuôi thủy sản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu trú bão, hạ tầng về sản xuất giống tơm, cá…”.

Con người đóng vai trị quyết định, vì vậy, tỉnh rất chú trọng đến nguồn nhân lực, đặc biệt là cán bộ có trình độ chun môn, kỹ thuật cao để chuyển giao khoa học - công nghệ, đào tạo nông - ngư dân, đào tạo cán bộ quản lý… Thời gian qua, đã có gần 1.000 kỹ sư, rất nhiều cán bộ kỹ thuật, bà con nông dân thường xuyên được tập huấn kỹ thuật, nhiều thuyền trưởng, máy trưởng được đào tạo, nâng cao tay nghề… Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục đầu tư và đưa vào khai thác có hiệu quả tuyến du lịch ven biển. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch gắn với việc tôn tạo, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và các giá trị văn hóa phi vật thể, hình thành các khu du lịch sinh thái. Phát triển du lịch, nghỉ dưỡng ven biển nhằm thu hút khách nội địa và các nước trong khu vực...

Bạc Liêu đang từng bước đầu tư và khai thác tiềm năng kinh tế biển một cách đồng bộ và hiệu quả. Đây là hướng đi đúng, tạo cơ sở cho việc phát huy lợi thế về biển. Phát

trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà cịn góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc [26].

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đại học nghành sư phạm địa lí - vấn đề phát triển kinh tế biển bạc liêu (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)