5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5 GIÁ TRỊ THU NHẬP TỪ KINH TẾ BIỂN BẠC LIÊU
2.5.1. Thủy sản
Với chiều dài bờ biển trên 56km, sản lượng hải sản hàng năm của tỉnh đạt gần 200 ngàn tấn. Nhiều năm qua, nhờ chú trọng phát triển kinh tế biển, từ đó, tổng sản phẩm năm 2011 đạt gần 11 ngàn tỷ đồng, chiếm 53% tổng sản phẩm tồn tỉnh. Bạc Liêu hiện có trên 1.200 tàu đánh cá, trong đó, trên 440 tàu có cơng suất trên 90CV (đủ điều kiện đánh bắt xa bờ trên vùng lãnh hải rộng lớn - hơn 20.000km2) khai thác hơn 100 ngàn tấn thủy hải sản/năm [23].
Sau khi sụt giảm liên tiếp trong ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản trong tháng 4-2013 đã có dấu hiệu phục hồi. Nhu cầu các mặt hàng cá tra và tơm có xu hướng tăng trở lại sau khi lượng dự trữ của một số nước nhập khẩu chính đã cạn.
VASEP ngày 7-5 cho biết, ước tính xuất khẩu thủy sản trong tháng 4-2013 sẽ đạt khoảng 520 triệu USD, tăng khoảng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng xuất khẩu thủy sản bốn tháng đầu năm 2013 ước đạt 1,78 tỷ USD, giảm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản trong nửa đầu tháng 4 đều tăng rất mạnh từ 13% – 34%. Trong đó tơm tăng gần 34%, tôm chân trắng tăng gần 60%, cá tra tăng gần 14%, cá ngừ tăng 31%, các loại cá biển khác cũng tăng 23%.
Sự khởi sắc trong nửa đầu tháng 4 sẽ là tín hiệu khả quan để ước tính con số tăng trưởng xuất khẩu tôm của cả tháng là 21% so với tháng 4-2012, cá tra tăng 0,7%, cá ngừ tăng 14%.
Nhu cầu thị trường có thể đang hồi phục, tuy nhiên VASEP vẫn khuyến cáo, khó khăn về nguồn nguyên liệu và rào cản thị trường như Ethoxyquin tại Nhật Bản, Hàn Quốc, thuế chống bán phá giá cá tra và thuế chống trợ cấp với tôm và vấn đề dịch bệnh EMS trong tôm nuôi sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu trong những tháng tới. Do vậy trong quý 2, xuất khẩu thủy sản khó có thể phục hồi mạnh, thậm chí dự báo sẽ vẫn giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
2.5.2. Lâm Nghiệp
Bạc Liêu là tỉnh nằm trong bán đảo Cà Mau, diện tích tự nhiên là 254.194ha, gồm 241.813ha nội địa (trong đó đất sản xuất nơng - lâm - ngư - diêm nghiệp 215.422ha, chiếm 89.09% tổng quỹ đất) và 12.377ha đất bãi bồi. Đây là vùng phía Nam của châu thổ ĐBSCL, đất đai tương đối màu mỡ, điều kiện tự nhiên phong phú với nhiều hệ thống nông - lâm - ngư nghiệp, trong đó hệ thống rừng ngập mặn ven biển khá đặc trưng cho sinh cảnh ven biển.
Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp: 5.572,1ha (trong đó diện tích rừng phịng hộ 4.633,3ha, rừng đặc dụng vườn chim 254,7ha và rừng sản xuất trong hộ dân 684,1ha). Rừng và đất rừng của tỉnh tuy khơng lớn nhưng rất giàu tiềm năng và tính đa dạng sinh học, có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh. Hệ sinh thái rừng ngập mặn của tỉnh tập trung ven biển Đơng trải dài trên 56km, là khu vực có giá trị địa lý xung yếu về mặt tự nhiên, đóng vai trị quan trọng về nhiều mặt như: phòng hộ ven biển (chống xói lở, gió, bão, sóng biển…), bảo tồn tính đa dạng sinh học, điều hịa tiểu vùng khí hậu, hỗ trợ cho phát triển sản xuất nuôi trồng thủy sản, bảo vệ an ninh - quốc phịng.
Ngồi ra, diện tích rừng ngập mặn của tỉnh còn là nguồn tài nguyên quý để phát triển ngành kinh tế, du lịch tỉnh nhà, nhất là Vườn chim Bạc Liêu - khu bảo tồn thiên nhiên có số lượng lồi, số lượng cá thể lớn nhất ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học điển hình, đang là điểm đến của đơng đảo du khách trong và ngồi nước
2.5.3. Ngành Vận tải
Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu cho biết thực hiện kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, tỉnh Bạc Liêu vừa được Chính phủ phê duyệt 8 dự án kết cấu hạ tầng giao thông, với tổng nguồn vốn đầu tư gần 3.880 tỷ đồng.
Các dự án được phê duyệt, ghi vốn gồm: Dự án xây dựng tuyến đường Hộ Phòng- Gành Hào, dự án xây dựng cầu Bạc Liêu 4 và tuyến đường từ cầu Bạc Liêu 4 đến đê biển Đông, dự án xây dựng tuyến đường Cao Văn Lầu, tuyến đường bờ Tây kênh Láng Trâm; dự án xây dựng cầu Xóm Lung và tuyến đường Xóm Lung-Cái Cùng, dự án xây dựng cầu Hiệp Thành, đường từ cầu Bạc Liêu 2 đến đê biển Bạc Liêu và dự án xây dựng đường vành đai ngoài thành phố Bạc Liêu.
Đây là những dự án trọng điểm của tỉnh Bạc Liêu, sau khi được xây dựng hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và lưu thơng của nhân dân, đồng thời là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của Bạc Liêu phát triển mạnh so với các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian qua tỉnh Bạc Liêu ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn. Tuy nhiên, địa phương mới dừng lại ở những dự án, cơng trình nhỏ, chủ yếu là giao thông ở tuyến huyện, xã. Trong khi đó, hàng loạt dự án, cơng trình trọng điểm, bức xúc, liên quan đến cuộc sống dân sinh, thúc đẩy phát triển sản xuất đã được đưa vào quy hoạch nhiều năm qua chưa có vốn thực hiện.
Hiện nay, ngoài 8 dự án trọng điểm này, tỉnh Bạc Liêu còn nhiều dự án cần được Chính phủ đầu tư sớm, nhất là các dự án, cơng trình liên quan đến sản xuất như kiện tồn cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm công nghiệp, vùng sản xuất muối, kiên cố hệ thống kênh thủy lợi thủy nông nội đồng cho cả 2 vùng sản xuất chuyên tôm và cây lúa… Đây là các dự án liên quan đến cuộc sống của hàng chục ngàn hộ dân, vì sau khi hồn thành đưa vào sử dụng, người dân được hưởng lợi trực tiếp, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con phát triển sản xuất, nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một diện tích canh tác, góp phần cải thiện cuộc sống người dân, đưa kinh tế tỉnh nhà phát triển ổn định [25].