5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.7. MỘT SỐ VẨN ĐỀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
BẠC LIÊU
2.7.1. Vấn đề môi trường biển
Các nguồn gây ô nhiễm nước biển: hiện nay môi trường nước biển đã có dấu hiệu ơ nhiễm cục bộ ở một số vùng ven bờ bởi một số nguồn như sau:
- Xây dựng mới và mở rộng các cảng biển và gia tăng hoạt động của tàu thuyền trên biển đã làm tăng nguy cơ ô nhiễm ở vùng biển ven bờ, đặc biệt ô nhiễm dầu và sự cố tràn dầu.
- Ô nhiễm biển từ nguồn đất liền chiếm đến 60% các nguồn gây ô nhiễm biển. Các chất ô nhiễm được sông vận chuyển và đổ vào biển, các chất ô nhiễm này thuộc các nguồn sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và sinh hoạt của con người.
- Bên cạnh các nguyên nhân do con người, cịn có ngun nhân tự nhiên đó là: sự xói lở đưa lượng phù sa lớn vào biển gây một lượng lớn chất rắn lơ lửng trong nước biển.
- Ngoài ra, các thảm họa thiên nhiên như bão, mưa lũ, ngập lụt ven biển có thể phá hủy cơ học do làm gẫy, nát các hệ thực vật ven biển.
- Dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh lên vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long. Mực nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước ven biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn sẽ dễ bị tổ thương, cũng như ảnh hưởng đến hệ động thực vật ở các bãi bồi của tỉnh [5]
2.7.2. Vấn đề an ninh trật tự trên biển
Bạc Liêu có diện tích ngư trường biển gần 5.000km2 (gấp 2 lần diện tích tự nhiên của tỉnh), vùng nội thủy và lãnh hải có vị trí kinh tế, quốc phịng - an ninh quan trọng trên khu vực phía Nam biển Đông.
Để khai thác tiềm năng kinh tế biển và kết hợp giữ gìn an ninh trật tự, chủ quyền biển, ngày 22/4/2009, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh ra Chỉ thị 02 về thành lập các tổ, đội khai thác hải sản trên biển. Sau gần 4 năm thực hiện chỉ thị này, chỉ lập được 43 tổ, đội với lượng tàu thuyền chiếm phân nửa lượng tàu đánh bắt xa bờ của cả tỉnh.
Khai thác hải sản theo hình thức liên kết tổ, đội trên địa bàn tỉnh đã có từ trước năm 2000. Đây là hình thức liên kết tự phát của các ngư dân có quan hệ họ hàng, thân tộc
hoặc bạn bè. Họ tự thỏa thuận điều kiện và thời điểm hoạt động. Dù vậy, các tổ, đội này đã mang lại hiệu quả khai thác cao hơn cho các tàu. Đó là tiết giảm chi phí, hỗ trợ nhau hoạt động trên biển, cùng tìm kiếm ngư trường, tăng thời gian bám biển. Song, nhiều hạn chế cũng đã bộc lộ. Để phát huy cách làm hay này của ngư dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu Ủy Ban Nhân Dân tỉnh ban hành một chỉ thị về vấn đề này [27].
CHƯƠNG 3 - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN BẠC LIÊU ĐẾN NĂM 2020