Căn cứ tính thù lao

Một phần của tài liệu dac_san_tuyen_truyen_phap_luat_so_4_luat_su_va_phap_luat_ve_luat_su_vn_8897 (Trang 32 - 34)

3. Những quy định về thù lao và chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động

3.1. Căn cứ tính thù lao

Các căn cứ tính thù lao được quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Luật sư, bao gồm các căn cứ sau đây:

+ Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;

+ Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;

+ Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.

Các căn cứ để tính mức thù lao có tính chất định hướng, là cơ sở để khách hàng và Văn phịng luật sư, Cơng ty luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân thoả thuận phù hợp với nội dung, tính chất của từng vụ việc cụ thể.

3.2.1. Phương thức tính thù lao theo giờ làm việc

Thông thường, phương thức tính thù lao theo giờ làm việc của luật sư được áp dụng trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Với phương thức tính thù lao này, việc tính tốn cụ thể về thời gian luật sư bỏ ra để thực hiện công việc là căn cứ quan trọng để tính mức thù lao.

3.2.2. Phương thức tính thù lao trọn gói

Phương thức tính thù lao trọn gói là việc tính một mức thù lao cố định cho tồn bộ q trình giải quyết vụ việc theo yêu cầu của khách hàng. Việc thoả thuận về mức thù lao cố định thường được căn cứ vào nội dung, tính chất cơng việc cũng như tổng số thời gian dự tính hồn thành cơng việc. Phương thức này thường được áp dụng trong các lĩnh vực tham gia tố tụng, thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.

3.2.3. Phương thức tính thù lao theo tỉ lệ phần trăm giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án

Phương thức tính thù lao theo tỉ lệ phần trăm giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án thường được áp dụng trong lĩnh vực tham gia tố tụng đối với các vụ án dân sự, kinh tế, giao dịch về bất động sản hay tư vấn pháp luật trong các dự án. Thực chất đây cũng là phương thức tính thù lao theo một mức cố định nhưng được căn cứ vào giá ngạch của vụ kiện hoặc giá trị của giao dịch.

3.2.4. Phương thức tính thù lao theo hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định

Phương thức tính thù lao theo hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định được sử dụng khá phổ biến tại các nước có nghề luật sư phát triển. Tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân chịu trách nhiệm về những vấn đề pháp lý liên quan đến khách hàng của mình. Khách hàng phải trả một khoản thù lao cố định đã được thoả thuận theo định kỳ cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân bất kể trong thời gian đó khách hàng có cần sự giúp đỡ về mặt pháp lý của luật sư hay không. Phương thức này cũng có thể áp dụng đối với trường hợp luật sư có hợp đồng dài hạn để tư vấn pháp luật cho một doanh nghiệp.

Thông thường, trong văn bản thoả thuận giữa luật sư và khách hàng không cần thiết phải liệt kê toàn bộ những căn cứ làm cơ sở cho việc tính thù lao mà chỉ cần nêu phương thức tính thù lao (tính theo giờ, tính cố định hay xác định những yếu tố cần chú ý khi tính thù lao). Khi có những sự kiện mới phát

thì luật sư cần thơng báo bằng văn bản cho khách hàng và trong trường hợp cần thiết, luật sư và khách hàng có thể thoả thuận mức thù lao mới phù hợp.

Một phần của tài liệu dac_san_tuyen_truyen_phap_luat_so_4_luat_su_va_phap_luat_ve_luat_su_vn_8897 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)