Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp

Một phần của tài liệu dac_san_tuyen_truyen_phap_luat_so_4_luat_su_va_phap_luat_ve_luat_su_vn_8897 (Trang 58 - 59)

7. Những quy định liên quan đến xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp

7.5. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp

của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư

Theo quy định tại Điều 91 của Luật Luật sư thì người có chức vụ, quyền hạn mà có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoặc cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Hoạt động hành nghề của luật sư gắn liền với pháp luật, hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và việc quản lý nhà nước bằng pháp luật, do vậy, việc quy định quyền, nghĩa vụ cụ thể của luật sư trong hoạt động hành nghề là rất quan trọng. Điều 21 của Luật Luật sư quy định về quyền và nghĩa vụ của luật sư. Tuy nhiên, đây chỉ là những quyền và nghĩa vụ nói chung, còn quyền và nghĩa vụ cụ thể của luật sư được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác (Ví dụ: Điều 58 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng hình sự; Bộ luật tố tụng dân sự quy định quyền, nghĩa vụ của luật sư trong hoạt động tham gia tố tụng dân sự; Điều 3 của Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo quy định về quyền, nghĩa vụ của luật sư trong việc giúp đỡ người khiếu nại).

Bên cạnh việc quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của luật sư trong từng lĩnh vực hành nghề, pháp luật cũng quy định về cơ chế pháp lý bảo đảm để những quyền, nghĩa vụ đó được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Do vậy, việc quy định chế tài xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư hoặc cản trở luật sư, tổ chức hành nghề luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ từ phía người có chức vụ, quyền hạn là một điểm tiến bộ của Luật Luật sư, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp.

7.5. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp pháp

7.5.1. Xử lý vi phạm đối với cá nhân hành nghề luật sư bất hợp pháp

phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 11 của Luật Luật sư là phải có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư. Như vậy, một người muốn được hành nghề luật sư phải hội đủ đồng thời 2 điều kiện, đó là có Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một Đoàn luật sư, thiếu một trong hai điều kiện này thì khơng đủ điều kiện hành nghề luật sư.

7.5.2. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề luật sư bất hợp pháp

Theo quy định tại khoản 2 Điều 91 của Luật Luật sư, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào thì bị buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 32 của Luật Luật sư quy định hình thức tổ chức hành nghề luật sư bao gồm Văn phịng luật sư và Cơng ty luật. Công ty luật bao gồm Công ty luật hợp danh và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn (Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên). Như vậy, các tổ chức không phải là Văn phịng luật sư, Cơng ty luật được thành lập theo quy định của Luật Luật sư thì khơng đủ điều kiện hành nghề luật sư.

Một phần của tài liệu dac_san_tuyen_truyen_phap_luat_so_4_luat_su_va_phap_luat_ve_luat_su_vn_8897 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)