3. Những quy định về thù lao và chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động
3.6. Giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động
Điều 58 của Luật Luật sư quy định về tiền lương theo hợp đồng lao động của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Đây là điểm mới của Luật Luật sư so với Pháp lệnh luật sư năm 2001. Theo đó, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được nhận tiền lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động.
Trong trường hợp này, hợp đồng lao động là hợp đồng giao kết giữa cơ quan, tổ chức (người sử dụng lao động) và luật sư (người lao động), trong đó quy định về quyền, nghĩa vụ của các bên, thời gian làm việc, chế độ tiền lương, bảo hiểm...
3.6. Giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động lao động
Điều 59 Luật Luật sư quy định về việc giải quyết tranh chấp về thù lao, chi phí, tiền lương theo hợp đồng lao động như sau:
Việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí của luật sư được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Việc giải quyết tranh chấp về tiền lương của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho cơ quan, tổ chức theo hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Trường hợp thứ nhất: Tranh chấp có liên quan đến thù lao và chi phí của
luật sư là tranh chấp giữa khách hàng và luật sư khi có mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ thanh toán thù lao và chi phí luật sư đã được thoả thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. Đây là hợp đồng dân sự, vì vậy, việc giải quyết tranh chấp phát sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự.
Trường hợp thứ hai: Trong trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá
giải quyết tranh chấp về tiền lương cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.