Cũng như Pháp lệnh luật sư năm 2001, Luật Luật sư quy định nguyên tắc kết hợp quản lý nhà nước với phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.
Trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm quản lý của Nhà nước và trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, cơ quan quản lý nhà nước chỉ thực hiện những công việc thuộc về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Nhà nước, còn những vấn đề về quản lý nghề nghiệp thì giao cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện. Với mục đích tạo cơ sở pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luật sư, Luật Luật sư quy định hoàn chỉnh hệ
thống tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư bao gồm Tổ chức luật sư toàn quốc và Đoàn luật sư ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức này.
Quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư thể hiện chức năng định hướng, điều tiết và hỗ trợ phát triển của Nhà nước đối với nghề luật sư, chứ khơng mang tính chất hành chính, khơng can thiệp vào hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Tính chất của quản lý nhà nước, về cơ bản, là phù hợp với thực tiễn nghề luật sư ở nước ta, cũng như thông lệ mà một số nước trên thế giới áp dụng. Nội dung quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư thể hiện ở các công việc sau đây: quyết định chiến lược, chính sách phát triển nghề luật sư; thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về luật sư; đào tạo nghề luật sư; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư, Giấy đăng ký hoạt động, Giấy phép hành nghề; phê duyệt Điều lệ của Đoàn luật sư, Tổ chức luật sư toàn quốc; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức luật sư và hành nghề luật sư.
Tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư thực hiện các cơng việc thể hiện vai trị tự quản của mình như: đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư thành viên trong hành nghề; giám sát việc tuân theo pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Quy chế tập sự hành nghề luật sư của luật sư, người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các luật sư thành viên; tập hợp, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các luật sư; hoà giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
Trong hoạt động quản lý luật sư và hành nghề luật sư, giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có sự phối hợp trong việc thực hiện một số công việc như: đào tạo nghề luật sư; soạn thảo và ban hành Quy chế tập sự hành nghề luật sư; tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư; giải quyết khiếu nại về kỷ luật của luật sư.
Như vậy, Luật Luật sư đã chuyển giao một số nhiệm vụ, quyền hạn mà từ trước tới nay do cơ quan quản lý nhà nước thực hiện sang cho Tổ chức luật sư toàn quốc hoặc các Đoàn luật sư và quy định cụ thể sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư trong một số công việc cụ thể. Điều này tạo điều kiện để tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có thể phát huy tốt nhất vai trị tự quản của mình, từng bước chuyên nghiệp hoá tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư.