CHƯƠNG 2 :CƠ SỞ LÝ THUYẾT VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA TỔ CHỨC
3.2. Cơ sở lý thuyết kiểm định thang đo
3.2.1. Cơ sở lý thuyết kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Sử dụng Cronbach‘s alpha để kiểm định độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm yếu tố trong mơ hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại ra khỏi tập dữ liệu.
Hệ số Cronbach alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến tổng trong bảng câu hỏi và được dùng để tính độ thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) <0.3 sẽ bị loại và khi Cronbach alpha có giá trị từ 0.6 trở lên thì thang đo được xem là đảm bảo độ tin cậy.
- Theo quy ước, nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng Cronbach alpha từ 0.8 trở
lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhiều nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người
trả lời trong bối cảnh nghiên cứu ( Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005
trích từ Nunually, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).
3.2.2. Cơ sở lý thuyết phân tích nhân tố EFA.
Phân tích nhân tố để nhóm các biến ít tương quan với nhau thành các nhân tố mà các biến trong đó có sự tương quan với nhau hơn, từ đó hình thành các nhân tố đại diện nhưng vẫn mang đầy đủ thông tin so với số lượng biến ban đầu.
Phân tích nhân tố bao gồm các bước sau:
Bước 1: kiểm định sự thích hợp của phân tích nhân tố đối với các dữ liệu ban
đầu bằng chỉ số KMO và giá trị thống kê Barlett. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Chỉ số KMO> 0.5
- Mức ý nghĩa quan sát nhỏ (sig<0.05)
Bước 2: Phương pháp trích nhân tố và phương pháp xoay nhân tố sẽ được tiến
hành để xác định số lượng các nhân tố được trích và xác định các biến thuộc từng nhân tố. Tiêu chuẩn đánh giá:
- Chỉ những nhân tố nào có Eigenvalue >1 sẽ được giữ lại trong mơ hình phân tích vì những nhân tố này có tác dụng tóm tắt thơng tin tốt hơn so với những nhân tố có Eigenvalue < 1.
- Hệ số Factor loading: là hệ số tương quan đơn biến và nhân tố, hệ số factor loading > 0.5. Biến sẽ thuộc nhân tố nào mà tại đó biến có hệ số loading lớn nhất. Những biến nào không thỏa các tiêu chuẩn trên sẽ bị loại.