GIẢI PHÁP VÀ LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CƠ CHẾ LẠM PHÁT MỤC TIÊU TẠI VIỆT NAM
3.4.2 KHUNG LẠM PHÁT MỤC TIÊU: khung lạm phát mục tiêu chính là biên độ
mà tại đó chỉ số lạm phát được phép biến động. Việc đưa ra khung chỉ số lạm phát có thể cho phép Ngân hàng Nhà nước linh hoạt ứng phó với những cú sốc và đưa ra lựa chọn tối ưu trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước còn theo đuổi các mục tiêu khác.
Khung lạm phát mục tiêu là một biên độ vừa đảm bảo ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát và bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu. Biên độ có thể hợp lý cho giai đoạn 5 năm đầu áp dụng chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu là (6%/năm, ±2%/năm) và cho giai đoạn các năm tiếp theo là (4%/năm, ±1%). Điều này được giải thích như sau:
Trong thời gian trung hạn Việt Nam vẫn là nước có tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu đầu vào lớn. Một mặt, chúng ta phụ thuộc vào giá cả thế giới, mặt khác, cơ chế kiểm soát đầu cơ nâng giá trong kênh phân phối nguyên liệu nhập khẩu còn kém hiệu quả. Do vậy, xu hướng giá cả thị trường còn tăng mạnh và biến động bất thường hàng năm. Chúng ta không thể đặt biên độ mục tiêu lạm phát hẹp hơn ±2% cho giai đoạn 5 năm đầu và ±1% cho các năm tiếp theo vì lạm phát thực tế biến động dễ chệch biên độ đặt ra. Điều này nếu xảy ra sẽ buộc Ngân hàng Nhà nước phải giải trình, xin điều chỉnh mục tiêu là hết sức phức tạp.
Sai số trong tính tốn CPI có thể xảy ra, nhất là khi trình độ và cơng cụ tính CPI của Việt Nam cịn hạn chế. Vì vậy, biên độ đặt ra là ±2% cho giai đoạn 5 năm đầu và ±1% cho giai đoạn tiếp theo là phù hợp.
Mức sàn lạm phát 4% cho giai đoạn 5 năm đầu và 3% cho giai đoạn tiếp theo hàm ý đảm bảo cho nền kinh tế đạt mức tăng trưởng kỳ vọng tối thiểu.
Mức trần lạm phát 8% cho giai đoạn 5 năm đầu và 5% cho giai đoạn 5 năm tiếp theo cũng hàm ý đảm bảo kiểm soát lạm phát giảm thấp trong trung hạn nhưng vẫn kích thích tăng trưởng kinh tế kỳ vọng.