Top 10 ngân hàng TMCP có vốn chủ sở hữu lớn nhất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 45)

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các ngân hàng

Ngồi Vietinbank, cịn có 8 ngân hàng khác cũng tăng vốn điều lệ trong năm 2013, trong đó, đáng kể nhất là HDBank, tăng 62% lên 8.100 tỷ đồng thông qua sáp nhập DaiA Bank; BIDV tăng 22,16% lên hơn 28.112 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cho cổ đông hiện hữu; SCB tăng 16,17% lên 12.295 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ; Sacombank tăng 15,69% lên 12.425 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu; ABBank tăng 14,24% lên 4.798 tỷ đồng và MB tăng 12,56% lên 11.256 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo niềm tin cho cơng chúng về sức mạnh tài chính ngân hàng. Cung cấp năng lực tài chính và điều tiết sự tăng trưởn và phát triển của ngân hàng. Quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng và xác định tỷ lệ an tồn.

• Nợ phải trả

Chiếm phần lớn trong nợ phải trả là tiền gửi của khách hàng, nên bài luận văn sẽ tập trung phân tích phần huy động vốn trong giai đoạn 2008 – 2013. Khu vực ngân hàng Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng về huy động với tỷ lệ CARG là 28,87% trong giai đoạn từ 2000 đến 2012. Nếu khoảng cách về số dư huy động vốn có sự thay đổi mạnh mẽ trong vịng 4 năm qua thì dư nợ của các nhóm

ngồi đã được phép huy động tiền gửi tiết kiệm của dân cư nh ưng tốc độ tăng trưởng huy động vốn tương đối thấp hơn so với 2 nhóm ngân hàng nên đã hạn chế cho vay của các ngân hàng này . Một lý do khác giải thích cho sự chênh lệch giữa 2 nhóm NHTMCP và ngân hàng nước ngồi nới rộng ra là do các NHTMCP có thể đẩy mạnh cho vay các khu vực tăng trưởng kinh tế nóng như lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn 2007-2010.

Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm 2008 của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2009 tăng trưởng huy động vốn tăng chậm hơn khiến thanh khoản căng thẳng trở thành một vấn đề của ngành ngân hàng, cả năm 2009 tốc độ tăng trưởng huy động vốn đạt 28.7%. Vào đầu tháng 11/2009, các ngân hàng liên tục tăng lãi suất huy động và hình thành nên cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 năm được nâng từ mức 8.5%/năm vào đầu tháng 9 lên khoảng 10%-10.5%/năm vào cuối năm. Lãi suất huy động thực tế còn có thể cao hơn do các ngân hàng thực hiện các hình thức khuyến mãi như tặng tiền, thưởng lãi suất… Sự căng thẳng nguồn vốn có thể thấy được khi lãi suất cho vay qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã đạt trên 10%/năm.

Trong giai đoạn này đáng chú ý là sự gia tăng tiền gửi của khách hàng năm 2012, tăng 18,64% so với 2011.Vấn đề về thanh khoản tiền đồng mà các ngân hàng Việt Nam trải qua vào cuối năm 2011 đã được giải quyết nhờ vào lãi suất huy động tiền đồng cao, đồng thời cũng giúp kiềm chế lạm phát mà tại thời điểm đó tỷ lệ lạm phát là trên 20%. Các nhà đầu tư không thể bỏ qua lãi suất huy động tiền đồng lên đên 14% và đã chuyển đô la Mỹ sang tiền đồng và điều này đã giải quyết vấn đề thanh khoản ngắn hạn. Bởi vì nhu cầu tiền đồng tăng lên đáng kể đã giảm nhu cầu đô la Mỹ, với lãi suất tiền đô la Mỹ ở mức 2% hoặc thấp hơn, một lượng lớn tiền tiết kiệm của hộ gia đình đã được chuyển sang tiền đồng. Như kỳ vọng, nợ phải trả

liên ngân hàng cũng giảm từ 19% vào cuối năm 2011 xuống 15% vào cuối 2012. Tỷ lệ phát hành giấy tờ có giá cũng giảm từ 7% xuống 5% tổng nợ phải trả. Điều này phản ánh sự khó khăn của nền kinh tế cũng như của ngành ngân hàng khi hầu hết các giấy tờ có giá phát hành thường được bán cho các ngân hàng khác.

Đến cuối năm 2013 tổng nợ phải trả tăng 11,19% so với năm 2012. Chiếm phần lớn trong Tổng nợ phải trả của các ngân hàng là Tiền gửi của khách hàng. Trong năm 2013, tổng tiền gửi của khách hàng của 33 ngân hàng theo nghiên cứu của KPMG là 2.688,7 nghìn tỷ đồng, tăng 22,29% so với năm 2012. Việc tiền gửi của khách hàng tăng nhanh hơn các nguồn khác giúp nâng tỷ trọng của nguồn này trong tổng nợ phải trả lên 73,71% (năm 2012 là 67,02%).

Sự thay đổi cơ cấu trong nợ phải trả này đến từ việc các ngân hàng huy động được tiền gửi thuận lợi trong năm 2013, trong khi hoạt động cho vay ra vẫn gặp khó khăn. Thanh khoản dư thừa tương đối trong khi buộc phải nhận gửi của khách hàng để giữ khách và dự phòng thanh khoản khiến các ngân hàng chọn cách giảm các nguồn tài trợ khác để giảm chi phí vốn. Trong đó, giảm mạnh nhất, cả về tuyệt đối lẫn tương đối là phát hành giấy tờ có giá, với tương ứng 53 nghìn tỷ đồng và 31,25%; kế đến là các khoản nợ khác, giảm 45 nghìn tỷ đồng, tương ứng giảm 26,86%. Đây cũng là các nguồn tài trợ có chi phí cận biên cao nhất.

Thơng thường, ngân hàng nào có quy mơ vốn CSH càng lớn thì ngân hàng đó càng có điều kiện để (nhưng khơng nhất thiết) huy động thêm vốn vay, nợ nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Theo đó, dù có sự hoán đổi nhất định, song Top 10 những ngân hàng có tổng nợ phải trả nhiều nhất cũng bao gồm những ngân hàng có vốn CSH nhiều nhất.

2.1.3.3 Tín dụng và Rủi ro tín dụng

• Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng

Trong giai đoạn tăng trưởng nóng, nhu cầu tín dụng thường rất cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Đây là điều đã

diễn ra trong giai đoạn năm 2008 và từ giữa năm 2009 đến giữa năm 2010. Tín dụng và cung tiền bắt đầu bùng nổ từ năm 2007, kết thúc năm, tín dụng tăng vọt 49.79% cịn cung tiền M2 cũng ở mức 49.11%. Với các chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ, đến cuối năm 2008, tăng trưởng tín dụng chỉ cịn 27.6%. Tăng trưởng cung tiền M2 cũng giảm từ khá nhanh chóng từ mức 48.19% vào tháng 1 năm 2008 xuống chỉ còn 25.83% vào tháng 6. Kết thúc năm 2008 cung tiền M2 tăng 20.7%. Chính sách tiền tệ nới lỏng năm 2009 đã làm cho tín dụng năm này tăng mạnh. Liên tục từ tháng 10 đến tháng 11, tín dụng tăng trên 40% và kết thúc năm tăng 37.74%. Năm 2010, dù NHNN đặt mục tiêu kiểm sốt tín dụng ở mức 25% nhưng tín dụng cả năm vẫn tăng gần 30%. Tín dụng tăng cao là nguyên nhân chính khiến cho lạm phát của Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 2010. Tính trong 2 tháng đầu năm 2011 tín dụng đã tăng vượt quá 30% so với cùng kỳ năm trước. Trước thực trạng tín dụng tăng quá mạnh và lạm phát cao, NHNN buộc phải tuyên bố kiểm soát tín dụng dưới 20%, cung tiền từ 16-17%. Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm cùng đồng loạt tăng lên 12%.

Năm 2012 tín dụng tăng trưởng ở mức 8,91% so với cuối năm 2011, tuy thấp so với mục tiêu đề ra ban đầu nhưng cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực theo hướng tập trung tăng trưởng tín dụng cao hơn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiệu quả và an toàn hơn, từng bước giảm tỷ lệ tín dụng đầu tư phát triển từ hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM), hỗ trợ đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ và góp phần quan trọng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức 5,03%. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 11,51%, tín dụng ngoại tệ giảm 1,56%, phù hợp với chủ trương khắc phục dần tình trạng đơ la hóa trong nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng năm 2013 đạt 12,51%, vượt chỉ tiêu đề ra. Đây là một thông tin đáng mừng và cũng gây sốc cho khơng ít người, bởi đến hết tháng 10/2013, tín dụng của tồn hệ thống mới đạt 7,18%. Như vậy, chỉ trong 2 tháng cuối năm 2013, hệ thống ngân hàng đã đạt thành tích gần bằng nỗ lực của cả 10 tháng trước đó. Thực tế cho thấy, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng thời gian qua phụ thuộc vào một số ít ngân hàng quốc doanh. Hiện

thị phần tín dụng của nhóm ngân hàng này chiếm trên 50% thị phần tín dụng cả nước. Do đó, chỉ cần khối này đẩy mạnh cho vay là tín dụng cả nước sẽ được đẩy lên theo. Một minh chứng rõ nét cho thực tế này là trường hợp Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Tính đến hết tháng 7/2013, tín dụng của Vietcombank vẫn tăng trưởng âm, nhưng trong 5 tháng cuối năm, tín dụng của ngân hàng này đã tăng tới 14,7%.

• Tỷ lệ nợ xấu

Năm 2011, lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước (NHNN) chủ động công bố tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Theo đó, nợ xấu tồn hệ thống ngân hàng ở mức 3,6 - 3,8% tổng dư nợ. Con số này tới cuối năm 2012, theo công bố của NHNN là 4,08%, cho dù theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều.

Bước sang năm 2013, theo báo cáo của các ngân hàng, nợ xấu có vẻ đã giảm khi hầu hết ngân hàng đều có tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3%- mức được xem là an toàn, nằm trong tầm kiểm sốt. Tuy nhiên, theo tính tốn, các ngân hàng này chiếm khoảng 75% tổng dư nợ của toàn hệ thống. Điều này cho thấy, các khoản nợ xấu vẫn đáng lo ngại, đặc biệt là sự gia tăng liên tục của nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tại thời điểm 30/06/2013, nợ nhóm 5 đã chiếm gần 50% tổng nợ xấu của các ngân hàng này, tức là chỉ tính riêng với nhóm các ngân hàng niêm yết đã lên tới hơn 14 nghìn tỷ đồng.

Trong khi đó, kết quả khảo sát mới đây của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ, NHNN cho thấy, trong số 124 TCTD tham gia khảo sát, có khoảng 30 TCTD khai báo tỷ lệ nợ xấu ở mức trên 3%, chiếm khoảng 1/4 số lượng TCTD hiện nay. Báo cáo cũng cho thấy, có tới trên 50% TCTD dự kiến tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2013 sẽ không đổi hoặc tăng so với cuối năm 2012.

Diễn biến tỷ lệ nợ xấu từ đầu năm 2012 đến nay, có thể thấy xu hướng tăng vẫn là chủ đạo. Tỷ lệ nợ xấu chỉ giảm đáng kể vào những thời điểm chốt báo cáo tài chính quan trọng như tháng 6 và tháng 12, sau đó lại tăng trở lại. Điều này cũng

đúng với diễn biến trong 8 tháng đầu năm 2013 khi tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ mức 4,67% vào tháng 4 xuống 4,46% vào tháng 6 trước khi tăng trở lại mức 4,64% vào tháng 8. Nhiều khả năng tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng trong những tháng tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)