Kết quả mơ hình ROA

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56)

2.3 Mô hình kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân

2.3.2.1 Kết quả mơ hình ROA

Để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua biến phụ thuộc là ROA, tác giả sử dụng hàm hồi quy tuyến tính bội Pooled OLS với phương pháp đưa vào một lượt. Như vậy tất cả 11 biến độc lập và biến phụ thuộc được đưa vào chạy hồi quy cùng một lúc ở mỗi mơ hình. Kết quả nhận được cho thấy hệ số xác định R2= 50,5% ở mơ hình ROA chứng minh cho sự phù hợp của mơ hình.

a. Kiểm định F: Sự tồn tại của mơ hình

Giả thiết:

H0: Mơ hình khơng tồn tại H1: Mơ hình có tồn tại

Mơ hình hồi quy có P_value<0.05, cụ thể tại mơ hình P_value = 0,000. Do đó, bác bỏ H0 tức là mơ hình này có ý nghĩa thống kê.

b. Kiểm định t: Kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Ta có:

H0: βi=0 hay biến độc lập i không ảnh hưởng đến ROA H1: βi≠0 hay biến độc lập có ảnh hưởng đến ROA

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì trong giai đoạn từ năm 2008- 2013 có 5 nhân tố chính tác động đến ROA hay nói cách khác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là Quy mơ tổng tài sản, tăng trưởng GDP, tỷ giá hối đối, tỷ lệ nợ xấu và loại hình ngân hàng. Các biến này đều có tác động ngược chiều đối với ROA, chỉ riêng biến tỷ lệ nợ xấu có tác động cùng chiều với biến ROA. Như vậy, các hệ số hồi quy này sẽ giải thích được mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

c. Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng trong mơ hình và thảo luận:

Hệ số hồi quy của biến quy mơ tổng tài sản, tính bằng Logarit tự nhiên của Tổng tài sản – ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và khơng đúng với kỳ vọng, mà là có sự tương quan âm với ROA. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 – 2013 giảm khi tổng tài sản của các ngân hàng tăng. Ta thấy có mối quan hệ âm giữa quy mô tổng tài sản với hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và hệ số này là khá lớn, như vậy, các ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định tăng vốn để mở rộng quy mô hoạt động hiện tại của mình. Các NHTM ở Việt Nam nên đầu tư phát triển theo chiều sâu và cung cấp các loại hình dịch vụ ngân hàng mới, trong đó các dịch vụ này cần phải dựa trên nền tảng tiến bộ công nghệ ngân hàng.

Hệ số hồi quy của biến tăng trưởng GDP ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống

kê ở mức 1% nhưng có tương quan âm đến ROA. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 giảm khi tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng. Ta thấy có mối quan hệ âm giữa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách hoạt động thích hợp để phù hợp với sự tăng trưởng của Việt Nam.

Hệ số hồi quy của biến tỷ giá hối đoái ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê

ở mức 1% và đúng với kỳ vọng là có sự tương quan âm với ROA. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 giảm khi tỷ giá hối đoái (VNĐ/USD)tăng. Ta thấy có mối quan hệ âm giữa tỷ giá hối đoái với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và hệ số này là khá lớn, như vậy, các ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi có những quyết định kinh doanh về vấn đề ngoại tệ.

Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ nợ xấu ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở

mức 10% và có sự tương quan dương với ROA. Yếu tố tỷ lệ nợ xấu cũng gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua. Hệ số hồi quy đạt mức ý nghĩa 10% và có tương quan dương đến ROA. Điều này cũng được thể hiện thông qua mối tương quan dương của tỷ lệ Dư nợ/TTS đối với ROE chứng tỏ rằng thời gian qua, việc gia tăng dư nợ đã đem lại lợi nhuận cao hơn cho các ngân hàng mặc dù tỷ lệ nợ xấu đã tăng lên nhưng không đáng kể. Như vậy, việc các ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động và cho vay chạy theo doanh số tăng lên làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Hệ số Tăng trưởng tín dụng cũng cho thấy mức ảnh hưởng rất thấp đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nhìn nhận lại thời gian vừa qua, việc các doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém cũng đã gây ra tổn thất lớn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Hệ số hồi quy của biến loại hình ngân hàng phản ánh ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước và cổ phần – có ý nghĩa thống kê 1% ở mơ hình hồi quy và tương quan âm với ROA. Hàm ý điều này là, hoạt động của các NHTMCP đang kém hiệu quả hơn các ngân hàng thương mại nhà nước. Các NHTMCP nhà nước vẫn đang có hiệu quả hoạt động tốt nhưng vẫn chưa tận dụng được tất cả nguồn lực. Các NHTMCP dần đang sử dụng tốt các nguồn lực trong thời gian qua. Chính những kết quả này cho ta những gợi ý về mặt chính sách, đó là để khối ngân hàng quốc doanh tiếp tục là điểm tựa vững chắc cho sự phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam trong thời buổi hiện nay, trong thời gian tới đòi hỏi các ngân hàng thương mại nhà nước cần phải có sự đổi mới, tái cấu trúc ngân hàng thơng qua thực hiện cổ phần hóa, cách thức quản trị điều hành, chiến lược và định hướng phát triển thị trường, cung cấp các dịch vụ mới… đồng thời tăng cường công tác đào tạo và nâng cao trình độ nhân viên, cơng tác tuyển dụng nhân lực chặt chẽ. Có như vậy mới nâng cao được khả năng cạnh tranh trong thời buổi hội nhập quốc tế.

2.3.2.2. Kết quả mơ hình ROE

Kết quả nhận được cho thấy hệ số xác định R2= 50,6% ở mơ hình ROE chứng minh cho sự phù hợp của mơ hình.

a. Kiểm định F: Sự tồn tại của mơ hình

Giả thiết:

H0: Mơ hình khơng tồn tại H1: Mơ hình có tồn tại

Mơ hình hồi quy đều có P_value < 0.05, cụ thể tại mơ hình P_value = 0,000. Do đó, bác bỏ H0 tức là mơ hình này có ý nghĩa thống kê.

b. Kiểm định t: Kiểm định ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

H0: βi=0 hay biến độc lập i không ảnh hưởng đến ROE H1: βi≠0 hay biến độc lập có ảnh hưởng đến ROE

Như vậy, theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì trong giai đoạn từ năm 2008- 2013 có 5 nhân tố chính tác động đến ROE hay nói cách khác các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đó là dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Các biến này đều có tác động cùng chiều đối với ROE, chỉ riêng biến ERS- tỷ giá hối đối có tác động ngược chiều đối với ROE. Như vậy, các hệ số hồi quy này sẽ giải thích được mạnh mẽ hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

c. Ý nghĩa các hệ số hồi quy riêng trong mơ hình và thảo luận:

Hệ số hồi quy của biến dư nợ cho vay trên tổng tài sản ở mơ hình hồi quy có ý

nghĩa thống kê ở mức 10% và có sự tương quan dương với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi dư nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng tăng. Ta thấy có mối quan hệ dương giữa dư nợ cho vay trên tổng tài sản với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là khá lớn, như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng bằng cách đa dạng hóa và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dựa trên công nghệ hiện đại, đảm bảo an tồn, trích lập dự phịng .

Hệ số hồi quy của biến tăng trưởng GDP ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và đúng với kỳ vọng là có sự tương quan dương với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm tăng.Ta thấy có mối quan hệ dương giữa tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các ngân hàng

cần có những chính sách hoạt động thích hợp để phù hợp với sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ lạm phát, ở mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê

ở mức 10%. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi tỷ lệ lạm phát tăng. Ta thấy có mối quan hệ dương giữa tỷ lệ lạm phát với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách hoạt động thích hợp để phù hợp với sự tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian tới.

Hệ số hồi quy của biến tỷ giá hối đối ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và đúng với kỳ vọng là có sự tương quan âm với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 giảm khi tỷ giá hối đối (VNĐ/USD) tăng. Ta thấy có mối quan hệ âm giữa tỷ giá hối đoái với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng và hệ số này là khá lớn, như vậy, các ngân hàng cần cân nhắc kỹ trước khi có những quyết định kinh doanh về vấn đề ngoại tệ.

Hệ số hồi quy của biến tỷ lệ tăng trưởng tín dụng ở mơ hình hồi quy có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và có sự tương quan dương với ROE. Điều này có nghĩa là đối với tồn bộ mẫu nghiên cứu thì hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam thời kỳ 2008 –2013 tăng khi tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng. Ta thấy có mối quan hệ dương giữa tăng trưởng tín dụng với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nhưng hệ số này là không lớn, như vậy, các ngân hàng cần có những chính sách tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng. Để kích thích tăng trưởng tín dụng khơng dựa quá nhiều vào lãi suất, NHNN cũng có thể chủ động điều chỉnh kỹ thuật để giảm tải cho hệ số CAR của các ngân hàng thương mại.

2.3.3 Những hạn chế của mô hình

Mơ hình chưa làm rõ được tác động của nhóm yếu tố chính sách lên hiệu quả ạt động của các ngân hàng thương mại. Lý do là các chính sách tiền tệ của

NHNN thay đổi linh hoạt trong năm, nên rất khó để tác giả lựa chọn được biến phù hợp để đưa vào mơ hình. Muốn đánh giá được yếu tố chính sách như vậy, cần phải quan sát trong thời gian ngắn hơn để có thể phản ánh chính xác những thay đổi chính sách ở từng thời kỳ.

Nguồn dữ liệu của các ngân hàng thương mại Việt Nam bị hạn chế: rất nhiều ngân hàng nhỏ không công bố đầy đủ các thông tin chi tiết nên mơ hình của bài luận văn chỉ dừng lại khảo sát được 1 ngân hàng thương mại Việt Nam, bao gồm 4 NHTM nhà nước và 16 ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này có tính đại diện tốt do tập hợp được khá nhiều ngân hàng với quy mô lớn nhỏ khác nhau, chiếm hơn 50% tổng tài sản trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. Bên cạnh đó, việc thu thập số liệu cũng gặp nhiều khó khăn, nên bài luận văn chỉ dừng lại ở kỳ quan sát năm 2008 – 2013.

Như vậy, các bài nghiên cứu tiếp theo cần tập trung làm rõ hơn tác động của nhóm yếu tố chính sách lên hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc hoặc định chính sách và xây dựng chương trình tái cấu trúc ngân hàng thương mại trong thời gian tới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã nêu thực trạng hiệu quả hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam để từ đó thấy rõ hơn nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng. Từ mơ hình lý thuyết ở chương 1 kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích dữ liệu SPSS đã xác định được các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam. Đây cũng là căn cư để tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

3.1 Định hướng phát triển cùa các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn tới: đoạn tới:

Trải qua hơn 20 năm đổi mới và phát triển, khu vực ngân hàng Việt Nam mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song trong giai đoạn phát triển tới, cần phải tập trung phấn đấu nâng cao năng lực tài chính và năng lực hoạt động bắt kịp tốc độ phát triển của ngân hàng một số nước phát triển trong khu vực. Việt Nam đến năm 2020 phải đảm bảo phát triển một hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng động, hỗ trợ và đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Đồng thời, phải hướng tới một nền tảng công nghệ ngân hàng sẵn sàng đối mặt với những thách thức của tự do hóa và tồn cầu hóa.

Thời gian qua hệ thống NH đã trải qua nhiều thăng trầm. Tuy nhiên, ngành NH đã tận dụng tốt những thời cơ, vượt qua khơng ít những cam go trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế để gặt hái được những thành tựu to lớn, đóng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm qua. Hệ thống NH đã có những bước phát triển toàn diện, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống NH hai cấp đã được hình thành rõ nét.

Tầm nhìn của khu vực ngân hàng

Khu vực ngân hàng sẽ phát triển ổn định, lành mạnh và đa dạng, phát triển theo chiều sâu, nâng cao vị thế, vai trò và tầm ảnh hưởng của khu vực ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân, trong hệ thống tài chính của khu vực và thế giới nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của nền kinh tế, của xã hội về các sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Mục tiêu

Từ nay đến 2020, hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục tạo ra những bước đột phá mới, xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển ổn định bền vững với qui mơ ở mức trung bình thế giới và khu vực, đảm bảo sự ổn định thị trường tài chính.

- Ngân hàng Nhà nước tập trung xây dựng và phát triển thành một ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)