Chính sách thương mại

Một phần của tài liệu luan-van-vai-tro-cua-chinh-phu-trong-viec-phat-trien-cac-dnvn-trong-giai-doan-hien-nay (Trang 46 - 48)

Chương I : Doanh nghiệp vừa và nhỏ và vai trị của chính phủ

d. Chính sách thương mại

Như phần trên đã đề cập, một trong những nội dung quan trọng của chính sách đổi mới kinh tế là xây dựng nền kinh tế mở, phát triển quan hệ thương mại với các nước trên thế giới. Nhà nước chủ trương nới lỏng các qui định về xuất nhập khẩu. Nếu như trước đây chỉ có các DN Nhà nước được quyền hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương thì hiện nay các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần đều được quyền xuất khẩu trực tiếp và nhập khẩu nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Cơ chế quản lý xuất nhập khẩu thay đổi, hệ thống các biện pháp hành chính được thay thế bằng các chính sách kinh tế - hệ thống thuế quan. Nhờ đó từ năm 1989 hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh.

Bảng 12: Tỷ lệ tăng trưởng xuất nhập khẩu

1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995

Tăng trưởng XK 87,4 23,5 -13,2 23,2 21 37,6 28,3

Tăng trưởng NK 6,9 7,3 -15,1 8,7 54,4 48,5 28,7

Nguồn: Niên giám thống kê

Xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu tăng nhanh bình quân trên 20% kể từ năm 1992 tới nay sau 6 năm 1990-1995, giá trị xuất khẩu tăng hơn 2 lần và kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 2,5 lần. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở ngoài quốc doanh đều phải xuất uỷ thác qua các DNNN lớn. Số giấy phép cấp cho khu vực tư nhân chỉ chiếm 15-20% tổng số giấy phép.

Mặc dù đã có một số thay đổi tích cực nhưng chính sách xuất nhập khẩu hiện nay vẫn còn nhiều trở ngại, cụ thể là:

Các mặt hàng cấm nhập khẩu thay đổi hàng năm người đầu tư khơng chắc mặt hàng của mình có thuộc diện cấm hay khơng.

Vừa phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu, vừa phải có giấy phép xuất hoặc nhập khẩu cho từng chuyến hàng.

Nhiều qui định không hợp lý như mắc vốn qui định cho các doanh nghiệp mới xuất khẩu và xin cấp giấy phép bổ sung đối với các doanh nghiệp mở rộng hoặc thay

24042752 20872338 25872541 1985 3924 3600 5826 5200 7500 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 1990 1991 1992 1993 1994 1995 XuÊt khÈu NhËp khÈu

đổi lĩnh vực xuất khẩu. Theo qui định hiện hành các DN được phép xuất khẩu trực tiếp là những DN tự sản xuất được tồn bộ hàng xuất khẩu, có thị trường xuất khẩu ổn định trong tương lai gần có vốn đăng ký trên 2 tỷ đồng tại thời điểm xuất khẩu, có thị trường xuất khẩu ổn định. Quy định như vậy đã tạo ra lợi thế cho các công ty thương mại lớn đã có hoạt động xuất khẩu.

Hệ thống thuế quan quá phức tạp, nhiều sắc thuế, thuế suất cao và chênh lệch giữa các sắc thuế lớn.

Chưa có các thể chế hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu. Hiện nay, hoạt động tài trợ cho xuất khẩu chỉ giới hạn trong việc cho vay vốn lưu động ngắn hạn cho sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp lớn. Vấn đề xử lý xuất khẩu tiểu ngạnh, thất thu thuế.

Thủ tục xuất, nhập khẩu đã được cải tiến để từng bước hợp lý hơn, tuy nhiên vẫn còn nhiều khâu gây phiền hà cho các DN.

Cùng với xuất khẩu hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua cũng đã phát triển mạnh mẽ. Chính thơng qua nhập khẩu mà các DN, trong đó có DNV&N đã tiếp cận được với máy móc, cơng nghệ tiên tiến của thế giới, cũng như tìm được những nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên tình trạng nhập lậu hàng hố tràn lan, trốn thuế đã gây khơng ít khó khăn cho các DN. Nếu như Nhà nước không kịp thời có biện pháp hữu hiệu để loại trừ tình trạng buôn lậu, làm hàng giả và hỗ trợ các DN nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh thì các DNV&N ở Việt Nam rất khó đứng vững được khi Hiệp định AFTA có hiệu lực vào năm 2003.

Một phần của tài liệu luan-van-vai-tro-cua-chinh-phu-trong-viec-phat-trien-cac-dnvn-trong-giai-doan-hien-nay (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)