CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1.1. Hoàn thiện hệthống QTCT
Kết quả thực nghiệm cho thấy nhân tố quản trị như tần suất các cuộc họp HĐQT (đo bằng sô lượng các cuộc họp HĐQT trong năm tài chính), chất lượng kiểm tốn (do bằng big-4) có ý nghĩa, các nhân tố cịn lại như quyền sở hữu, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, sự tách biệt giữa Tổng giám đốc và Chủ tịch HĐQT chưa thể hiện ý nghĩa. Mặc dù do điều kiện khách quan nên các nhân tố QTCT chưa được tiếp cận một cách đầy đủ nhưng điều đó cũng cho thấy, HĐQT chưa phát huy hết được vai trị của mình. Chức năng giám sát và kiểm sốt hoạt động của HĐQT đối với Ban giám đốc chưa hiệu quả.
Báo cáo đánh giá QTCT khu vực ASEAN 2013 - 2014 do Diễn đàn Thị trường tài chính khu vực ASEAN (ACMF) thực hiện cho thấy, các DN niêm yết Việt Nam cũng đã có các nỗ lực tích cực trong năm 2013 và đã có cải thiện điểm số trong tất cả các khía cạnh đánh giá. Tuy nhiên vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực Asean. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, tính minh bạch và QTCT còn yếu kém là hai
nguyên nhân khiến Việt Nam mất điểm trong việc đánh giá. Một nguyên nhân sâu xa phải kể đến nữa là nhiều CTNY được cổ phần hóa từ DN có vốn sở hữu nhà nước hoặc DN tư nhân.
Ngoài ra, QTCT chưa được chú trọng trên BCTN theo các nội dung quy định trong Thông tư 155/2015/TT-BTC, đặc biệt đối với các thông tin liên quan đến cơ cấu và hoạt động của HĐQT và Ban kiểm sốt.Nhiều cơng ty chưa chú trọng việc tuân thủ và áp dụng các thông lệ quản trị hiệu quả liên quan đến thành viên HĐQT không điều hành, thành viên HĐQT độc lập và các ủy ban trực thuộc HĐQT.Một số thông tin cung cấp trong các báo cáo còn cho thấy hiểu biết của các cơng ty về QTCT cịn khá hạn chế và sơ sài.
Từ các phân tích trên cho thấy, HĐQT cần thay đổi quan điểm trong QTCT, tăng cường các hoạt động CBTT, đặc biệt là ý thức hơn việc CBTT tự nguyện ngoàitrách nhiệm của DN với cổ đông và nhà đầu tư mà đây còn là cách để gia tăngniềm tin của DN trước cổ đông, trước nhà đầu tư hiện tại và tương lai. Các giải pháp cụ thể đặt ra đối với cơ chếQTCT của HĐQT như sau:
(1) HĐQT phải tăng cường các hoạt động giám sát, báo cáo các rủi ro của công ty, và đặc biệt là bảo đảm có chính sách, quy trình để thiết lập mơi trường kiểm soáthiệu quả, trong đó có việc thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ. Điều này nhằm đảm bảoquyền lợi của cổ đông, hạn chế hành vi lạm quyền hay lợi dụng kẽ hở để mưu lợi riêng tưcủa nhà quản lý.
(2) Sử dụng các cơng ty kiểm tốn có uy tín và mang tính độc lập đúng nghĩa,giúp nhà đầu tư tin cậy hơn kết quả và ý kiến của kiểm toán, khiến đánh giá của nhà đầutư về tính minh bạch thơng tin của cơng ty được tăng thêm. Việc làm này sẽ làm tăng chi phí giámsát mà nhà quản lý phải gánh chịu, và như vậy buộc nhà quản lý phải tăng cường mức độ CBTT tự nguyện để tối thiểu hóa chi phí (lý thuyết đại diện).
(3) Thiết lập một bộ máy hoạt động hiệu quả để có thể tối thiểu những hành vi quản trị không mong muốn, như là bổ nhiệm thành viên bên ngoài vào ban điều hành haytái
thiết lập hệ thống tổ chức của công ty. Có những quy định và yêu cầu cụ thể về việcthiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả. Tăng cường hoạt động của kiểmtoán nội bộ và bộ phận này phải chịu sự giám sát và quản lý của HĐQT. Giải pháp nàysẽ làm tăng chi phí ràng buộc để thiết lập và giữ vững hoạt động của hệ thống (lý thuyếtđại diện). Ngoài ra, cần phân rõ trách nhiệm của các thành viên trong HĐQT; đồng thờitrong cơ cấu HĐQT phải có thành viên HĐQT độc lập đúng nghĩa..