CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNGNGHIÊN CỨU TIẾP THEO
5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu
Mặc dù đã thực hiện nhiều nỗ lực để có thể hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra liên quan đến nội dung nghiên cứu nhưng không thể tránh khỏi các hạn chế từ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Các hạn chế đó là:
(1) Trong nghiên cứu này, có những hạn chế nhất định về phạm vi không gian và thời gian. Tác giả chỉ thu thập dữ liệu là các BCTN của các CTNY năm 2012, 2013, 2014. Cỡ mẫu nghiên cứu cịn nhỏ chỉ có 100 CTNY, đồng thời luận văn chủ yếu sử dụng mẫu nghiên cứu lấy từ các CNTY trên SGDCK TP.HCM chưa đại diện hết cho TTCK Việt Nam nên vẫn chưa toàn diện. Nếu so sánh với mẫu nghiên cứu của các nghiên cứu trên thế giới thì hầu hết các tác giả đều lấy mẫu trên cơ sở tổng thể của toàn thị trường.
(2) Với mức ý nghĩa 5%, hệ số R2 bằng 30,61% cho thấy mơ hình chỉ giải thích được 31% sự thay đổi của biến VDI (Chỉ số CBTT tự nguyện) trong gia đoạn 2012- 2014. Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện trong luận văn chủ yếu là các nhân tố về đặc điểm quản trị. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, một số nhân tố
khá quan trọng hay nghi ngờ có ảnh hưởng hoặc được các chuyên gia, các nghiên cứu trước đánh giá có khả năng ảnh hưởng lớn đến mức độ CBTT tự nguyện nhưng chưa được xét đến như ngành nghề kinh doanh, trình độ của kế toán trưởng, trình độ Ban giám đốc,… Hay việc đo lường mức độ tập trung quyền sở hữu bằng thước đo về tỷ lệ sở hữu nước ngoài hay sở hữu nhà nước cũng chưa được thực hiện.
(3) Ở Việt Nam, chưa có một thước đo cụ thể và chính thống nào để đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY, do vậy luận văn chủ yếu sử dụng bảng Danh mục CBTT tự nguyện do tác giả thiết kếdựa trên nghiên cứu của tác giả Carlos P. Barros (2013) và nguyên tắc quản trị của OECD để đo lường mức độ CBTT tự nguyện của các CTNY. Ngoài ra, biến phụ thuộc trong nghiên cứu là Chỉ số CBTT tự nguyện (VDI) chỉ hướng tới số lượng thông tin công bố, chưa nghiên cứu về chất lượng thông tin công bố.