Mơ hình nghiên cứu lý thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các nhân hàng thương mại nghiên cứu trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 64 - 134)

 So sánh với các nghiên cứu trước

Hình 4.2. So sánh kết quả nghiên cứu định tính tại Tiền Giang

với các nghiên cứu trước đó

1 Ứng dụng công nghệ thông tin 8 Thành phần hội đồng quản trị

2 Tình hình niêm yết 9 Quy định công bố thông tin

3 Kiểm toán độc lập 10 Kiểm soát nội bộ

4 Chính sách cổ tức 11 Đặc điểm tài chính doanh nghiệp

5 Lập kế hoạch thuế 12 Luật bảo vệ nhà đầu tư

6 Áp dụng IFRS 13 Chuẩn mực kế toán

7 Quyền sở hữu tập trung 14 Năng lực nhân viên kế toán

2, 3, 4, 10,

11, 12, 13 1, 5, 6, 7, 8, 9 14

Ứng dụng công nghệ thông tin Lập kế hoạch thuế Minh bạch thông tin BCTC Áp dụng IFRS

Quyền sở hữu tập trung Thành phần HĐQT Quy định công bố thông tin Năng lực nhân viên kế toán

Nhân tố mới: Năng lực nhân viên kế toán, được xem là đặc thù trong

nghiên cứu này sau khi thực hiện nghiên cứu định tính tại Tiền Giang.

Các nhân tố từ lý thuyết trước đó tiếp tục được khẳng định trong nghiên cứu này: Ứng dụng công nghệ thông tin, Lập kế hoạch thuế, Áp dụng

IFRS, Quyền sở hữu tập trung, Thành phần HĐQT, Quy định công bố thông tin.

Các nhân tố không được xác định bởi nghiên cứu này: Tình hình

niêm yết, Kiểm tốn độc lập, Chính sách cổ tức, Kiểm sốt nội bộ, Đặc điểm tài chính doanh nghiệp, Luật bảo vệ nhà đầu tư, Chuẩn mực kế toán.

4.1.2. Xây dựng, hoàn chỉnh thang đo đo lường

Dữ liệu thu thập từ dàn bài thảo luận thông qua phương pháp nghiên cứu tình huống giúp tác giả xây dựng, hồn chỉnh các thang đo để đo lường sự minh bạch bạch thông tin BCTC và các nhân tố ảnh hưởng (phụ lục 10 & 11).

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát 4.2.1. Mô tả mẫu khảo sát

Sau khi thu thập, các bảng câu hỏi khảo sát sẽ được xem xét mức độ hồn chỉnh về thơng tin. Những bảng câu hỏi khảo sát không đầy đủ thông tin được loại bỏ. Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 260, thu về 256 (chiếm tỷ lệ 98.46%). Sau khi sàng lọc, có 6 bảng câu hỏi bị loại (2.34%), còn lại 250 bảng câu hỏi đáp ứng yêu cầu khảo sát (chiếm tỷ lệ 97.66%) được sử dụng phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Đặc điểm của mẫu khảo sát sẽ được phân tích theo giới tính, vị trí cơng tác, thời gian cơng tác. Kết quả phân tích đặc điểm mẫu khảo sát được trình bày lần lượt như sau:

Theo giới tính

Bảng 4.1. Mơ tả mẫu theo giới tính

STT Tiêu thức Số phiếu Phần trăm (%)

1 Nam 146 58.4

2 Nữ 104 41.6

Tổng cộng 250 100

Trong 250 phiếu khảo sát, các nhà đầu tư là nam chiếm tỷ lệ 58.4% (tương ứng 146 phiếu), nữ chiếm 41.6% (tương ứng 104 phiếu).

Theo vị trí cơng tác

Bảng 4.2. Mơ tả mẫu theo vị trí cơng tác

STT Tiêu thức Số phiếu Phần trăm (%)

1 Quản lý 44 17.6% 2 Tín dụng 15 6.0%

3 Kế tốn 180 72%

4 Hành chính – nhân sự 11 4.4%

Tổng cộng 250 100

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2016

Tỷ lệ số phiếu khảo sát cán bộ quản lý của NHTM là 17.6% (tương ứng 44 phiếu), cán bộ tín dụng là 6.0% (tương ứng 15 phiếu), cán bộ kế toán chiếm tỷ lệ rất lớn 72% (tương ứng 180 phiếu), điều này kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thông tin có chất lượng cho nghiên cứu, cán bộ hành chính – nhân sự chiếm tỷ lệ 4.4% (tương ứng 11 phiếu).

Theo thời gian công tác

Bảng 4.3. Mô tả mẫu theo thời gian công tác

STT Tiêu thức Số phiếu Phần trăm (%)

1 Dưới 3 năm 28 11.2% 2 Từ 3 đến 5 năm 85 34.0% 3 Trên 5 năm 137 54.8%

Tổng cộng 250 100

Nguồn: Số liệu khảo sát, 2016

Theo bảng 4.3, cán bộ công tác tại NHTM trên 5 năm chiếm tỷ lệ lên đến 54.8% (tương ứng 137 phiếu), 34% và 11.2% là tỷ lệ cán bộ công tác tại NHTM với thời gian lần lượt là từ 3 đến 5 năm và dưới 3 năm, tương ứng với 85 phiếu và 28 phiếu. Trong tổng số mẫu khảo sát, có gần 90% các cán bộ có thời gian cơng tác tại NHTM từ 3 năm trở lên, thời gian làm việc càng dài, các cán bộ này càng có nhiều

sự trải nghiệm, hiểu được cơng tác kế tốn, số liệu BCTC, tình hình tài chính thật sự của các NHTM.

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo (Cronbach Alpha)

Đánh giá các thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các thang đo được kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach Alpha. Công cụ này cũng giúp loại đi những biến quan sát, những thang đo khơng đạt. Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) trích từ Nunnally (1978), Peterson (1994), Slater (1995), khi Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được, Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Đinh Phi Hổ (2011), thang đo đạt chất lượng tốt khi hệ số Cronbach Alpha của tổng thể > 0.6. Nguyễn Đình Thọ (2012) trích từ Nunnally và Bernstein (1994), một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên từ 0.7 đến 0.8, nếu Cronbach Alpha ≥ 0.6 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy, nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (corrected item – total correlation) ≥ 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu.

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo

STT Tên biến Thang đo

hiệu

Cronbach Alpha của thang đo

1 Ứng dụng công nghệ thông tin CNTT X1 0.906 2 Lập kế hoạch thuế LKHT X2 0.475 3 Áp dụng IFRS CMBC X3 0.865 4 Quyền sở hữu tập trung QSH X4 0.490 5 Thành phần HĐQT HDQT X5 0.887 6 Quy định công bố thông tin CBTT X6 0.869 7 Năng lực nhân viên kế toán NLNV X7 0.873 8 Minh bạch thông tin BCTC MBTT Y 0.854

Kết quả đánh giá độ tin cậy của các biến quan sát thuộc thang đo CNTT, CMBC, HDQT, CBTT, NLNV, MBTT có hệ số Cronbach Alpha > 0.8; hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong CNTT, CMBC, HDQT, CBTT, NLNV, MBTT > 0.3, như vậy, các thang đo này đều đạt yêu cầu để tiếp tục phân tích ở những bước sau. Riêng thang đo LKHT, QSH có hệ số Cronbach Alpha < 0.6, không đạt yêu cầu nên bị loại bỏ (phụ lục 15).

Tóm lại, qua phân tích kiểm định Cronbach Alpha, mơ hình có 6 thang

đo đảm bảo chất lượng với 35 biến đặc trưng.

Bảng 4.5. Những thang đo đạt yêu cầu

STT Tên biến Thang đo

1 Ứng dụng công nghệ thông tin CNTT 2 Chuẩn mực BCTC quốc tế CMBC 3 Thành phần HĐQT HDQT 4 Quy định công bố thông tin CBTT 5 Năng lực nhân viên kế tốn NLNV 6 Minh bạch thơng tin BCTC MBTT

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS từ số liệu khảo sát, 2016

4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Đinh Phi Hổ (2011), kiểm định tính thích hợp của EFA, 0.5 < trị số KMO < 1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế. Mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett < 0.05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện. Trị số phương sai trích (% cumulative variance) nhất thiết phải > 50% thì đạt u cầu về mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố.

Kết quả thực hiện các kiểm định: KMO = 0.943; Kiểm định Bartlett có Sig. = 0.000 < 0.05; cumulative = 62.038% > 50%. Như vậy, kết quả các kiểm định trên đều đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá (phụ lục 16). Tuy nhiên, kết quả ma trận xoay nhân tố có chứa các biến khơng đạt yêu cầu như CMBC2,

NLNV3, CMBC3, CMBC5 (phụ lục 17), chúng tôi phải loại các biến này ra. Sau đó tiến hành thực hiện EFA lần 2.

Kết quả thực hiện các kiểm định lần 2: KMO = 0.946; Kiểm định Bartlett có Sig. = 0.000 < 0.05; cumulative = 63.278% > 50%. Như vậy, kết quả các kiểm định trên đều đạt yêu cầu để phân tích nhân tố khám phá (phụ lục 18).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 2 (phụ lục 19) Bảng 4.6. Ma trận xoay nhân tố 1 2 Nhân tố 3 4 CNTT1 0.664 CNTT2 0.727 CNTT3 0.690 CNTT4 0.637 CNTT5 0.757 CNTT6 0.682 CMBC1 0.594 CMBC4 0.607 HDQT1 0.642 HDQT2 0.681 HDQT3 0.673 HDQT4 0.713 HDQT5 0.648 HDQT6 0.736 HDQT7 0.617 CBTT1 0.589 CBTT2 0.637 CBTT3 0.662 CBTT4 0.728 CBTT5 0.662 CBTT6 0.740 NLNV1 0.572 NLNV2 0.694 NLNV4 0.731 NLNV5 0.641 NLNV6 0.672

 Kết quả nhóm nhân tố như sau:

- Nhân tố 1: gồm các biến CNTT1, CNTT2, CNTT3, CNTT4, CNTT5, CNTT6, CMBC1, CMBC4. Đặt tên cho nhân tố này CNTT.

- Nhân tố 2: gồm các biến HDQT1, HDQT2, HDQT3, HDQT4, HDQT5, HDQT6, HDQT7. Đặt tên cho nhân tố này là HDQT.

- Nhân tố 3: gồm các biến CBTT1, CBTT2, CBTT3, CBTT4, CBTT5, CBTT6. Đặt tên cho nhân tố này là CBTT.

- Nhân tố 4: gồm các biến NLNV1, NLNV2, NLNV4, NLNV5, NLNV6. Đặt tên cho nhân tố này là NLNV.

Tóm lại, qua thực hiện EFA, mơ hình nghiên cứu chính thức như sau: Bảng 4.7. Mơ hình nghiên cứu chính thức

STT Thang

Đo Biến đặc trưng Giải thích thang đo

1 CNTT

CNTT1, CNTT2, CNTT3, CNTT4, CNTT5, CNTT6, CMBC1, CMBC4

Công nghệ thông tin

2 HDQT HDQT1, HDQT2, HDQT3, HDQT4, HDQT5, HDQT6, HDQT7 Hội đồng quản trị 3 CBTT CBTT1, CBTT2, CBTT3,

CBTT4, CBTT5, CBTT6 Quy định công bố thông tin 4 NLNV NLNV1, NLNV2, NLNV4,

NLNV5, NLNV6 Năng lực nhân viên kế toán 5 MBTT MBTT1, MBTT2, MBTT3,

MBTT4, MBTT5 Minh bạch thơng tin BCTC

Hay:

Hình 4.3. Mơ hình nghiên cứu chính thức

(Nguồn: xây dựng từ kết quả nghiên cứu)

4.2.4. Phân tích hồi quy đa biến

Phân tích hồi quy nhằm xây dựng mơ hình, xác định các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC của các NHTM Việt Nam. Phân tích hồi quy cũng đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của từng nhân tố và đưa ra mơ hình thích hợp nhất cho việc nghiên cứu. Từ đó, đề xuất những gợi ý chính sách, giải pháp cải thiện sự minh bạch thơng BCTC của các NHTM.

Mơ hình hồi quy thể hiện như sau:

Y = β0 + β1*CNTT + β2*HDQT + β3*CBTT + β4*NLNV + ε

Trong đó:

MBTT: minh bạch thông tin BCTC CNTT: công nghệ thông tin

HDQT: HĐQT

CBTT: quy định công bố thông tin NLNV: năng lực nhân viên kế toán βi: tham số ước lượng

ε: sai số trong ước lượng mơ hình hồi quy

Công nghệ thông tin HĐQT

Quy định công bố thơng tin

Năng lực nhân viên kế tốn

Minh bạch thơng

tin BCTC

Kết quả phân tích hồi quy (phụ lục 20)

Bảng 4.8. Các thơng số thống kê trong mơ hình hồi quy

Mơ hình

Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn

t Sig. B Sai số chuẩn Beta (Hằng số) -2.132E – 017 0.043 0.000 1.000 CNTT 0.334 0.043 0.334 7.693 0.000 HDQT 0.516 0.043 0.516 11.882 0.000 CBTT 0.339 0.043 0.339 7.794 0.000 NLNV 0.210 0.043 0.210 4.843 0.000 Biến phụ thuộc: MBTT

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS, 2016

Từ thơng số thống kê ở bảng 4.8, phương trình hồi quy tuyến tính đa biến được viết lại như sau:

MBTT = 0.334*CNTT + 0.516*HDQT + 0.339*CBTT + 0.210*NLNV + ε

Kiểm định hệ số hồi quy: các biến CNTT, HDQT, CBTT, NLNV có

Sig. < 0.01 nên 4 biến này tương quan có ý nghĩa với MBTT với độ tin cậy là 99%. Đồng thời hệ số VIF < 5, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến (phụ lục 20).

Kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình: hệ số R2 hiệu chỉnh (Adjusted R Square) = 0.530, có ý nghĩa là 53% sự thay đổi của biến phụ thuộc – minh bạch thơng tin BCTC (MBTT) được giải thích bởi các biến độc lập như Công nghệ thông tin (CNTT), HĐQT (HDQT), Quy định công bố thông tin (CBTT), Năng lực nhân viên kế tốn (NLNV). Cịn lại 47% là do các yếu tố tác động khác khơng được nghiên cứu trong mơ hình. Chỉ số Durbin Watson = 1.360 < 3, khơng có hiện tượng tự tương quan (phụ lục 21).

Trong bảng ANOVA, giá trị F = 71.139 với Sig. < 0.01, có thể kết

luận rằng mơ hình đưa ra phù hợp với dữ liệu thực tế. Hay nói cách khác, các biến độc lập Công nghệ thông tin (CNTT), Thành phần HĐQT (HDQT), Quy định công bố thông tin (CBTT), Năng lực nhân viên kế tốn (NLNV), có tương quan tuyến

tính với biến phụ thuộc (MBTT) với mức độ tin cậy 99%. Các biến độc lập đưa vào phương trình hồi quy tuyến tính bội có ý nghĩa thống kê, thật sự có ảnh hưởng và giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc (phụ lục 21).

Kiểm định Spearman – phương sai số dư không đổi: các biến Công

nghệ thông tin (CNTT), HĐQT (HDQT), Quy định công bố thông tin (CBTT), Năng lực nhân viên kế tốn (NLNV), đều có mức ý nghĩa Sig. > 0.05. Như vậy, kiểm định này cho biết phương sai số dư khơng thay đổi (phụ lục 22).

Tóm lại, thơng qua các hệ số như R2 hiệu chỉnh = 0.530, Sig.F rất nhỏ, khơng có phương sai số dư thay đổi, khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, nên có thể kết luận mơ hình là phù hợp để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

4.3. Bàn luận kết quả hồi quy

4.3.1. Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

 Biến CNTT có hệ số 0.334, quan hệ cùng chiều với MBTT. Khi các cán bộ công tác tại các NHTM đánh giá nhân tố Công nghệ thông tin (CNTT) tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thơng tin BCTC (MBTT) của các NHTM tăng thêm 0.334 điểm, nếu cố định các biến cịn lại trong mơ hình.

 Biến HDQT có hệ số 0.516, quan hệ cùng chiều với MBTT. Khi các cán bộ công tác tại các NHTM đánh giá nhân tố HĐQT (HDQT) tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thơng tin BCTC (MBTT) của các NHTM tăng thêm 0.516 điểm, nếu cố định các biến cịn lại trong mơ hình.

 Biến CBTT có hệ số 0.339, quan hệ cùng chiều với MBTT. Khi các cán bộ công tác tại các NHTM đánh giá nhân tố Quy định công bố thơng tin (CBTT) tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thơng tin BCTC (MBTT) của các NHTM tăng thêm 0.339 điểm, nếu cố định các biến cịn lại trong mơ hình.

 Biến NLNV có hệ số 0.210, quan hệ cùng chiều với MBTT. Khi các cán bộ công tác tại các NHTM đánh giá nhân tố Năng lực nhân viên kế toán (NLNV) tăng thêm 1 điểm thì mức độ minh bạch thơng tin BCTC (MBTT) của các NHTM tăng thêm 0.210 điểm, nếu cố định các biến cịn lại trong mơ hình.

4.3.2. Hệ số hồi quy chuẩn hóa

Bảng 4.9. Vị trí quan trọng của các nhân tố

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối %

HDQT 0.516 38.54

CBTT 0.339 25.32

CNTT 0.334 24.94

NLNV 0.210 11.20

Tổng số 1.339 100

Biến HDQT đóng góp 38.54%, biến CBTT đóng góp 25.32%, biến CNTT đóng góp 24.94%, biến NLNV đóng góp 11.20%. Như vậy, thứ tự ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin BCTC của NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là HDQT, CBTT, CNTT, NLNV.

Hội đồng quản trị

HĐQT là cơ quan quản trị của NHTM, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng. HĐQT sử dụng con dấu để thực hiện nhiệm vụ của mình. HĐQT quyết định chiến lược, chính sách kinh doanh, quản lý kinh doanh, quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của NHTM. HĐQT xem xét, phê duyệt và công bố BCTN và BCTC.

Theo thông tư số 21/2013/TT – NHNN, Quy định về mạng lưới hoạt động của NHTM, theo đó, các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là đơn vị hạch tốn phụ thuộc, có con dấu, thực hiện một hoặc một số chức năng của NHTM. Vì là đơn vị phụ thuộc nên mọi thơng tin BCTC, số liệu kế tốn của các NHTM Tiền Giang phải gửi về Hội sở để tổng hợp. Từ đó, Hội sở tổng hợp tất cả số liệu kế toán, BCTC của các chi nhánh cịn lại rồi lập thành BCTC, cơng bố ra TTCK theo sự phê duyệt của HĐQT. Từ đây, HĐQT có thể vì những mục đích của mình mà yêu cầu bộ phận kế toán điều chỉnh số liệu trên BCTC, làm cho BCTC trở nên không minh bạch, rõ ràng, thêm vào đó, HĐQT cũng có thể che giấu thơng tin bằng cách kéo dài thời gian công bố các BCTC. Nhà đầu tư, cơ quan quản lý, người có nhu cầu sử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các nhân hàng thương mại nghiên cứu trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 64 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)