Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Giảm chi phí điện năng:
Chi phí điện là chi phí tiêu tốn nhiều tiền nhất trong quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải. Nguyên nhân là các thiết bị mà hệ thống sử dụng chủ yếu là các máy chạy bằng động cơ hoặc máy công nghệ cao như máy bơm, máy thổi khí, máy nén khí, motor gạt mỡ... Đây là các động cơ tiêu tốn gần 80 % điện năng. Vì vậy, sau đây là một số biện pháp có thể giảm lượng điện năng tiêu thụ:
- Đăng kí và tham gia vào Hệ thống quản lý năng lượng ISO 50001 để được tư vấn về cách thức quản lý cũng như các tiêu chuẩn cần thiết để tiết kiệm điện năng.
- Trong thời gian đầu hoạt động của thống có thể th cơng ty cung cấp dịch vụ năng lượng tư vấn, thực hiện kiểm toán năng lượng như khảo sát, thu thập và phân tích năng lượng tiêu thụ của hệ thống nhằm xác định những khu vực sử dụng năng lượng lãng phí, và các cơ hội tiết kiệm năng lượng, từ đó xây dựng các giải pháp để sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
- Sử dụng bộ biến tần bằng điều khiển điện tử để điều chỉnh tốc độ động cơ, do đó có thể điều chỉnh đầu ra của máy bơm. Các lợi thế chính của biến tần là điều tiết năng lượng cung cấp của bơm gần với nhu cầu của hệ thống. Khi hệ thống thay đổi theo nhu cầu, biến tần điều chỉnh tốc độ máy bơm để đáp ứng nhu
GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 74 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên
cầu này và giảm năng lượng thừa qua các van. Thơng thường một biến tầng có thể tiết kiệm được 30-60% điện năng.
- Sử dụng động cơ có cơng suất phù hợp, không vận hành thiếu tải; lắp đặt thiết bị điều tốc để điều khiển tốc độ cho những động cơ có chế độ làm việc thay đổi sẽ tiết kiệm được từ 10% – 50% chi phí điện năng.
- Có thể giảm xuống thời gian hoạt động của một số thiết bị không cần thiết vào giờ cao điểm.
- Thường xuyên làm vệ sinh, bảo trì, kiểm tra để xác định và xử lý rò rỉ. - Tăng cường thêm một số thiết bị dự phòng những trường hợp hư hỏng.