Đánh giá hiệu quả chi phí hiệu và hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 72 - 86)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC

4.2.3. Đánh giá hiệu quả chi phí hiệu và hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý

nước thải

4.2.3.1. Đánh giá hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý nước thải

a) Giới thiệu sơ lược về các hệ thống xử lý nước thải:

Việc đánh giá hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Thủy sản Cafatex được tiến hành qua việc so sánh các chi phí chi phí liên quan đến hệ thống xử lý nước thải của công ty Cafatex với một số hệ thống xử lý nước thải sau: Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cần Thơ; Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu và khu xử lý nước thải A1 trong khu công nghiệp Sa Đéc do Công ty TNHH MTV Khu công nghiệp HIDICO quản lý (sau này sẽ gọi là Khu công nghiệp A1).

Hệ thống xử lý của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cần Thơ được xây dựng với vốn đầu tư gần 7,9 tỷ đồng với công suất xuất xử lý mỗi ngày là 2000 m3 nước thải. Hệ thống áp dụng phương pháp xử lý cơ học lý hóa và sinh học hiếu khí.

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu nằm trong khu công nghiệp Sông Hậu, tỉnh Hậu Giang, được xây dựng với chi phí đầu tư gần 5,4 tỷ đồng với cơng suất xử lý là 1200 m3 nước thải trong một ngày. Hệ thống áp dụng phương pháp xử lý cơ học lý hóa, sinh học hiếu khí và kỵ khí.

Hệ thống xử lý nước thải của khu A1 trong khu công nghiệp Sa Đéc là một khu xử lý nước thải tập trung, được xây dựng để xử lý nước thải từ nhiều ngành trong khu công nghiệp, chủ yếu là các ngành chế biến nơng, thủy sản. Vì vậy, với vốn đầu tư gần 8,3 tỷ đồng khu công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại khu A1 với công suất xử lý là 1500 m3 nước thải trong 1 ngày. Hệ thống áp dụng phương pháp xử lý hóa học, hóa lý kết hợp với sinh học kỵ khí để xử lý nước thải.

b) So sánh các khoản chi phí trên 1 m3 nước thải giữa các hệ thống xử lý

nước thải:

Tuy các hệ thống xử lý nước thải của các công ty đều hướng tới mục tiêu là nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn an tồn mơi trường do pháp luật quy định, mà cụ

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 60 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

thể là QCVN 11: 2008/ BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản. Việc đánh giá hiệu quả chi phí của hệ thống được thực hiện qua việc so sánh các khoản chi phí liên quan giữa các hệ thống xử lý trên cơ sở 1 m3 nước thải. Bảng 16 sau đây sẽ trình bày chi phí trên 1 m3 nước thải của các hệ thống xử lý.

Bảng 16. CHI PHÍ CỦA CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ TRÊN 1 M3 NƯỚC THẢI NƯỚC THẢI

T T

CHÍ PHÍ HTXLNT

CHI PHÍ/1M3 NƯỚC THẢI (Đồng)

Cafatex TsCanTho TsNSH Khu A1

1 CP khấu hao 652,9 1.030,0 - 2.562,8

2 CP vận hành 2.300,7 2.234,0 3.284,1 2.097,8

3 CP khác 2,3 10,0 16,2 48,8

4 Phí BVMT 23,4 169,0 562,5 38,5

TỔNG 2.979,3 3.443,0 3.862,8 4.747,9

(Nguồn: số liệu thứ cấp thu thập từ Công ty cổ phần Thủy sản Mekong; Công ty Cổ Phần Thủy

Sản Cần Thơ; Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu; Khu công nghiệp A1

Ghi chú: HTXLNT: Hệ thống xử lý nước thải; CP: chi phí; TsCanTho: Cơng ty Cổ Phần Thủy

Sản Cần Thơ; TsNSH: Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu )

Qua bảng trên ta thấy được chi phí mà hệ thống xử cơng ty Cafatex phải chịu là 2.979,3 đồng trên 1 m3 nước thải. Nếu tính về mặt chi phí, khi so sánh với chi phí với tồn bộ các hệ thống cịn lại, chi phí xử lý 1m3 nước thải của hệ thống xử lý nước thải tại cơng ty Cafatex thấp hơn. Điều này có thể kết luận rằng chi phí của hệ thống xử lý nước thải tại công ty Cafatex đạt hiệu quả hơn các hệ thống khác. Cụ thể là, chi phí của hệ thống xử lý Cafatex thấp hơn chi phí của hệ thống tại các công ty Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cần Thơ (TsCanTho), Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu (TsNSH) và Khu công nghiệp A1 (Khu A1) lần lượt là 463,7 đồng; 883,5 đồng và 1.768,6 đồng, đặc biệt là dù khơng tính vào

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 61 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

chi phí khấu hao nhưng chi phí của hệ thống xử lý công ty Cafatex vẫn thấp hơn hệ thống của công ty Nam Sông Hậu 883,5 đồng.

Qua bảng 16 có thể thấy được hầu hết các khoản chi phí của cơng ty Cafatex đều thấp hơn các khoản cùng loại của các hệ thống khác ngoại trừ chi phí vận hành. Trong đó, chi phí khấu hao của hệ thống tại công ty Cafatex thấp hơn của hệ thống của công ty TsCanTho và khu A1 lần lượt là 377,1 đồng và 1909,9 đồng, nguyên do chi phí khấu hao của hệ thống cơng ty Cafatex thấp hơn là do thời gian khấu hao dài hơn. Ngược lại, chi phí vận hành của công ty Cafatex cao hơn hệ thống xử lý nước thải của công ty TsCanTho và khu A1 lần lượt là 66,7 đồng và 202,9đồng. Các khoản chi phí khác và phí BVMT đều thấp hơn các hệ thống cịn lại. Cụ thể là chi phí khác thấp hơn hệ thống của công ty TsCanTho, TsNSH và khu A1 lần lượt là 7,7 đồng; 13,8 đồng; 36,2 đồng. Phí BVMT cũng thấp hơn các hệ thống còn lại với khoản chênh lệch thấp nhất là 15,1 đồng và cao nhất là hơn 539,1 đồng.

Vì các hệ thống xử lý có sự chênh lệch khá lớn về vốn đầu tư, nên đề tài tài xét đến việc loại bỏ chi phí khấu hao trên 1m3 nước thải để thấy rõ hơn sự tác động của các chi phí cịn lại của hệ thống công ty Cafatex đến việc đánh giá hiệu quả chi phí. Sau đây bảng 17 sẽ trình bày chi phí chi phí trên 1 m3 nước thải của các hệ thống xử lý sau khi đã loại bỏ chi phí khấu hao:

Bảng 17. CHI PHÍ CHI PHÍ TRÊN 1 M3 NƯỚC THẢI CỦA CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ KHI KHƠNG CĨ CHI PHÍ KHẤU HAO

T T

CHÍ PHÍ HTXLNT

CHI PHÍ/1M3 NƯỚC THẢI (Đồng)

Cafatex TsCanTho TsNSH Khu A1

1 CP vận hành 2.300,7 2.234,0 3.284,1 2.097,8

2 CP khác 2,3 10,0 16,2 48,8

3 Phí BVMT 23,4 169,0 562,5 38,5

TỔNG 2.326,4 2.413,0 3.862,8 2.185,1

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 62 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

Sau khi đã loại bỏ khoản chi phí khấu hao, có thể thấy được chi phí trên 1 m3 nước thải của hệ thống xử lý công ty Cafatex vẫn thấp hơn hệ thống xử lý của hai công ty TsCanTho và TsNSH lần lượt là 86,6 đồng và 1.536,4 đồng. Tuy nhiên, chi phí trên 1m3 nước thải sau khi đã loại bỏ chi phí khấu hao của thống xử lý của công ty Cafatex lại cao hơn hệ thống xử lý khu A1 là 141,3 đồng. Vì vậy, có thể rút ra kết luận hệ thống xử lý nước thải của công ty Cafatex tương đối đạt hiệu quả về mặt chi phí.

Để thấy được khoản chi phí nào ảnh hưởng nhiều nhất đến tồn bộ chi phí của cả hệ thống xử lý ta xét qua sơ đồ sau:

Hình 7. Tỷ trọng các khoản chi phí trong tồn bộ chi phí của các hệ thống xử lý nước thải

(Ghi chú: CP: chi phí; TsCanTho: Cơng ty Cổ Phần Thủy Sản Cần Thơ; TsNSH: Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu; A1: Khu cơng ngiệp A1)

Theo hình 7 có thể thấy được, hầu hết chi phí lớn nhất mà hệ thống xử lý của các công ty phải chi trả là chi phí vận hành, phần chi phí này của cơng ty Cafatex chiếm đến 77,22 % tổng chi phí; tuy nhiên đây là khoản chi phí có thể thay đổi được nếu biết tăng giảm hợp lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình vận hành. Tiếp đến là chi phí khấu hao (ngoại trừ Cơng ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sơng Hậu vì chưa có chi phí khấu hao), đây là khoản chi phí gần như cố định. Tỷ trọng của hai chi phí cịn lại là chi phí khác thì thay đổi dựa vào thời gian hoạt động của mỗi hệ thống. Hệ thống của hai công ty Cổ Phần Thủy Sản Cần Thơ và Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu có phần phí BVMT chiếm tỷ

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 63 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

trọng cao hơn phần chi phí khác, nguyên nhân là do hệ thống mới được xây lại gần đây nên hiệu suất xử lý còn chưa ổn định và vì mới bắt đầu hoạt động nên phần chi phí phát sinh thêm của các hệ thống này không cao. Ngược lại, hệ thống xử lý của Khu công nghiệp A1 hoạt động trong thời gian đã lâu và khơng có sửa chửa hay xây dựng lại nên hiệu suất xử lý ổn định; vì vậy tỷ trọng phí BVMT cũng thấp hơn.

c) So sánh chi phí vận hành trên 1m3 nước thải của các hệ thống

Như đã nói trên, chi phí vận hành là chi phí có thể linh hoạt tăng giảm khiến chi phí này có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Qua bảng 16 và 17, ta thấy chi phí vận hành của cơng ty Cafatex cao hơn hầu hết các hệ thống còn lại. Vì vậy, việc tham khảo chi phí vận hành của các hệ thống khác nhằm mục đích giảm tối thiểu lượng chi phí này là điều cần thiết. Sau đây là bảng 18 sẽ trình bày chi phí vận hành của các hệ thống thống trên 1 m3 nước thải

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 64 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

Bảng 18. CHI PHÍ VẬN HÀNH CỦA 1 M3 CỦA CÁC HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

(Nguồn: số liệu thứ cấp thu thập từ Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cần Thơ; Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu; Khu công nghiệp A1

Ghi chú: CP: chi phí; TsCanTho: Cơng ty Cổ Phần Thủy Sản Cần Thơ; TsNSH: Công ty Cổ Phần Thủy sản Nam Sông Hậu; A1: Khu công nghiệp A1 )

TT CHI PHÍ

VẬN HÀNH

Cafatex TsCanTho TsNSH Khu A1

Chi phí (đồng/m3) Tỷ lệ (%) Chi phí (đồng/m3) Tỷ lệ (%) Chi phí (đồng/m3) Tỷ lệ (%) Chi phí (đồng/m3) Tỷ lệ (%) 1 CP điện năng 1.656,1 71,98 1.400,0 62,67 350,8 10,68 1.204,9 57,44 2 CP hóa chất 223,9 9,73 580,0 25,96 2.750 83,74 48,8 2,32 3 CP nhân công 420,8 18,29 254,0 11,37 183,3 5,58 844,1 40,24 TỔNG 2.300,7 100,00 2.234,0 100,00 3.284,1 100,00 2.097,8 100,00

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 65 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

Trong chi phí vận hành, chi phí điện năng của các hệ thống hầu hết điều chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể là, hệ thống xử lý nước thải của công ty Cafatex phải trả 1.902,9 đồng tiền điện cho 1 m3 nước thải, chiếm 71,98 % chi phí vận hành; hệ thống TsCanTho và Khu A1 cũng phải chi trả lần lượt là 1.400 đồng và 1.204,9 đồng cho tiền điện, chiếm tương đương 62,67 % và 57,44 % trong tồn bộ chi phí vận hành của mỗi hệ thống. Do tiền điện trên mỗi m3 nước thải của hệ thống xử lý công ty Cafatex đều cao hơn chi phí điện năng của các hệ thống cịn lại; vì vậy, có thể tập trung vào giảm chi phí điện năng của cơng ty nhằm giảm chi phí vận hành.

Chi phí hóa chất mà hệ thống xử lý nước thải phải trả của công ty Cafatex đều thấp hơn hệ thống xử lý của của hai công ty TsCanTho và TsNSH lần lượt là 356,1 đồng và 2.526,9 đồng; tuy nhiên chi phí hóa chất của hệ thống công ty Cafatex lại cao hơn hệ thống Khu A1 là 174,3 đồng, nguyên nhân là do trong năm 2012 hệ thống Khu A1 chỉ sử dụng một loại hóa chất là clo. Bên cạnh đó, chi phí hóa chất cũng chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong toàn bộ chi phí vận hành nên khoản chi phí này có thể không cần giảm xuống.

Về phần chi phí nhân cơng của cơng ty Cafatex cao hơn hai hệ thống TsCanTho và TsNSH lần lượt 166,8 đồng và 237,5 đồng; đồng thời chi phí nhân cơng lại thấp hơn thống khác là hệ thống tại Khu A1 là 423,3 đồng. Do hệ thống xử lý của công ty thấp hơn hai hệ thống nhưng cũng đồng thời cao hơn một hệ thống khác; vì vậy phần chi phí nhân cơng này có thể khơng cần giảm xuống. Tuy nhiên vì chi phí nhân cơng có tỷ trọng cao thứ hai trong tồn bộ chi phí vận hành nên nêu muốn giảm thiểu tối đa chi phí vận hành thì cũng có thể giảm phần chi phí này.

Tuy qua nhận xét chung, chi phí của hệ thống xử lý nước thải tại cơng ty Cafatex tương đối đạt được hiệu quả hơn các hệ thống khác. Tuy nhiên để có cái nhìn khách quan hơn và cũng nhằm giúp công ty Cafatex đánh giá tốt hơn về chi phí của việc vận hành hệ thống so với tổng chi phí mà cơng ty phải bỏ ra, có thể dựa vào tổng chi phí của Công ty năm 2012 để xem xét sự ảnh hưởng của chi phí

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 66 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

hệ thống xử lý nước thải của cơng ty đến tổng chi phí hoạt động kinh doanh của cơng ty:

Tỷ lệ chi phí của HTXLNT = chi phí HTXLNT/ Tổng chi phí

= [167.585.000 + (223,9 x 256676,4) + 1.807.729 x 30 x 12 + 9.000.00 x 12 + 600.000+ 6.000.000] / 660.809.703.732 = 0,69 %

Như vậy chi phí xử lý nước thải của cơng ty chỉ chiếm một phần nhỏ, tương đương 0,69 % tổng chi phí. Qua đó có thể thấy được việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tác động không đáng kể tới kết cấu chi phí của cơng ty.

4.2.3.2. Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống nước thải :

Vừa đạt hiệu quả về mặt chi phí, hệ thống xử lý của cơng ty Cafatex cũng đạt hiểu quả về mặt xử lý. Sau đây, bảng 19 sẽ trình bày kết quả đo lường chất lượng môi trường của hệ thống nước thải trước và sau khi xử lý, đồng thời so sánh kết quả sau khi xử lý với QCVN 11: 2008/ BTNMT

Bảng 19. CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI TRƯỚC VÀ SAU KHI XỬ LÝ SO VỚI QCVN SO VỚI QCVN TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ KẾT QUẢ ĐO LƯỜNG HIỆU SUẤT XỬ LÝ (%) QCVN 11: 2008/ BTNMT (A) Trước Sau 1 pH - 6,75 7,64 - 6 – 9 2 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)* mg/l 261,00 40,00 84,67 50 3 COD mg/l 5.340,00 42,00 99,21 50 4 BOD5 mg/l 4.650,00 25,00 99,46 30 5 Tổng Nitơ mg/l 121,00 24,00 80,17 30 6 Clo dư mg/l 2,60 0,75 71,15 1 7 Amoni mg/l 85,50 5,40 93,68 10 8 Coliform* MNP/ 100ml 34x10 3 2,6x103 92,35 3,0x103 9 Dầu mỡ động, thực vật mg/l 21,00 5,00 76,19 10

GVHD: ThS.Phạm Quốc Hùng 67 SVTH: Nguyễn Lê Ngọc Tuyên

Qua bảng trên cho thấy hiệu quả xử lý nước thải của công ty đều rất tốt, tất cả đều nằm trong mức giới hạn được tính tốn cho phép theo QCVN 11: 2008/ BTNMT. Trong đó, hơn phân nữa chỉ tiêu đo lường đều đạt trên 90 %. Cụ thể, pH có tăng nồng độ là do nước thải sau khi qua bể tuyển nổi được hịa tan với PAC, là một muối nhơm có tính kiềm khá cao, chiếm ít nhất là 40 % kiềm dư, có cơng thức là Aln(OH)mCl3n-m , vì vậy khi hòa tan PAC vào nước thải sẽ làm tăng nồng độ pH trong nước. Chất lượng xử lý của nhu cầu ôxy hóa học (COD) và nhu cầu ơxy sinh hóa (BOD5) đều đạt đến trên 99 % với nồng độ COD còn 42 mg/l và BOD5 xuống còn 25 mg/l, hai chỉ tiêu COD và BOD5 này đều thấp hơn quy chuẩn cho phép lần lượt là 8 mg/l và 5 mg/l. Đều này cho thấy lượng ôxy cần thiết cho q trình phân hủy đã giảm đáng kể, hay nói cách khác việc xử lý nồng độ ô nhiễm các chất hữu cơ đã được thực hiện gần như triệt để. Tổng lượng chất rắn lơ lửng giảm từ 261 mg/l xuống còn 40 mg/l, thấp hơn quy chuẩn cho phép đối với chất rắn lơ lửng 10 mg/l. Tuy giảm được 84,67 % lượng chất thải rắn lơ lửng nhưng so với quy chuẩn cho phép vẫn khá cao. Vì đây là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến quá trình khác, hàm lượng chất thải rắn nhiều sẽ ảnh

Một phần của tài liệu luận văn tốt nghiệp đánh giá hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý nước thải tại công ty cổ phần thủy sản cafatex (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)