CÁC BÀI HỌC KINH NGHIỆM THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI tại TP đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 41)

NƯỚC NGOÀI MỘT SỐ NƯỚC

1.4.1. Kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia Kinh nghiệm của Trung Quốc Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc là một nước có nền kinh tế chuyển đổi giống với Việt

Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu các kinh nghiệm về thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đề ra các chính sách cho Việt Nam. Trung Quốc những năm gần đây phát triển nhanh và khá vững chắc (tăng GDP hàng năm khoảng hơn 10%), trong đó có phần đóng góp to lớn từ thu hút FDI theo hướng bền vững. Chính sách phát triển khu kinh tế Trung Quốc theo các giai đoạn với định hướng rất rõ. Đầu tiên, sử dụng những

điều kiện sẵn có của Trung Quốc (đất, lao động, tài nguyên, chính sách khuyến

khích ưu đãi…) để thu hút FDI là chủ yếu, kết hợp "phát triển công nghiệp

hương trấn” nâng cấp các làng nghề, đồng thời tạo ra các vùng nguyên liệu

rộng lớn phục vụ công nghiệp và tạo ra số lượng sản phẩm lớn, giá thành rẻ. Kế đến, nâng dần tỷ lệ nội lực của Trung Quốc để so với ĐTNN đạt được

50/50. Tiếp theo, nâng mạnh nội lực để tỷ lệ đầu tư của Trung Quốc vượt lên trên 50%. Kế đến sẽ chuyển sang giai đoạn thu hút FDI chú trọng ở chất lượng dự án bao gồm các dự án công nghệ cao, các dự án với ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện giai đoạn này.

Tương ứng với các giai đoạn phát triển, Chính phủ Trung Quốc có các khung chính sách ưu đãi khác nhau. Chính phủ rút bớt dần chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các vùng đã phát triển và chuyển ưu đãi cho những vùng

có nhiều khó khăn. Đồng thời mở chiến dịch vận động tổ chức liên kết giữa

các khu kinh tế hình thành trước đã mạnh, ổn định với các khu kinh tế mới

thành lập còn nhiều khó khăn, bỡ ngỡ để hỗ trợ đầu tư, trao đổi kinh nghiệm, tạo điều kiện tiếp thị, vận động đầu tư trong và ngồi nước.

Tóm lại, sau hơn 20 năm cải cách và mở cửa, nhờ chính sách nhất quán về phát triển nên Trung Quốc đã tạo được niềm tin từ các nhà ĐTNN và đạt

được nhiều thành tựu trong thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Từ

năm 1993 đến nay, Trung Quốc liên tục trở thành nước đứng đầu về thu hút FDI thuộc các nước đang phát triển với tổng số vốn FDI vào Trung Quốc ngày càng tăng.

Kinh nghiệm của các nước ASEAN

Ở trên chúng ta vừa nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc là nước

tương đồng với Việt Nam về nền kinh tế chuyển đổi. Bây giờ chúng ta nghiên

cứu các quốc gia trong khu vực có sự tương đồng về địa lý và quy mô thị

trường.

Singapore là nước nhỏ nhưng phát triển nhất ở Đông Nam Á, do đó

nghiên cứu các kinh nghiệm phát triển kinh tế của Singapore đem lại nhiều lợi ích cho tư duy kinh tế của chúng ta. Singapore là một nước có thị trường gần như tự do hồn tồn. Hệ thống thuế với thuế suất rất thấp, có tới 98% số mặt hàng của họ nằm trong CEPT với thuế suất bình quân là 0%. Hầu hết các mặt hàng đều có thể nhập khẩu vào Singapore trừ một số mặt hàng bị kiểm sốt vì lý do an ninh, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường. Singapore coi thu hút

ĐTTTNN là một quốc sách và có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư. Thực hiện

chính sách “hướng về xuất khẩu”, Singapore đánh thuế chỉ 4% trên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong khi đó thuế suất cho các doanh nghiệp khác là 40%. Thời gian miễn thuế cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu là 8 năm, đặc biệt có ngành nghề là 15 năm. Miễn thuế nhập khẩu các loại thiết bị, nguyên vật liệu khơng có sẵn trong nước. Các doanh nghiệp nước ngồi không bị hạn chế về quy mô đầu tư và việc chuyển vốn, lợi nhuận về nước.

Indonesia ban hành Luật ĐTNN từ năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Theo đó các nhà ĐTNN chỉ cần 25.000 USD là có thể thành lập doanh nghiệp tại Indonesia. Từ năm 1979, Chính phủ Indonesia cho phép các công ty liên doanh tham gia vào 9 lĩnh vực mà trước đây không được phép như cảng biển, viễn thông, tàu biển, sản xuất điện, chuyển tải và phân phối điện thương

mại, hàng không dân dụng, đường sắt, điện ngun tử, thơng tin đại chúng.

Indonesia trong vịng 15 năm sau khi hoạt động. Ngồi ra Chính phủ Indonesia cịn áp dụng các biện pháp khuyến khích khác như: giảm thuế thu nhập, miễn thuế lợi tức, sử dụng cố vấn nước ngoài trong quản lý một số ngành kinh tế,

đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng... Nhờ vậy, lượng vốn ĐTTTNN đã gia tăng

nhanh chóng trong ba thập kỷ qua góp phần to lớn trong công cuộc phát triển

đất nước.

1.4.2. Một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam:

TP.HCM vốn được mệnh danh là “hịn ngọc viễn đơng”, với quy mô dân số lớn nhất cả nước với 5 triệu dân vào năm 1999 và hơn 7 triệu dân vào năm 2010, đó là một thị trường thật sự hấp dẫn cho bất cứ nhà ĐTNN nào có ý định

đầu tư vào Việt Nam. Tuy vậy TP. HCM vẫn rất quan tâm đến các chính sách thu

hút ĐTNN. Phải kể đến một chính sách đặc biệt độc đáo của TP.HCM là “Tiếp thị

địa phương” tức là xây dựng và quảng bá hình ảnh của TP.HCM theo 4 nội dung:

có thương mại (xuất nhập khẩu) phát triển; là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch; là môi trường tốt cho các nhà đầu tư; và là địa bàn sinh sống tốt cho các nguồn

nhân lực, nhất là giới khoa học và lao động tay nghề cao. Mới đây, để thực hiện

chính sách phát triển NNCNC, TP.HCM có rất nhiều chính sách ưu đãi nhà đầu tư như ưu đãi đầu tư vào Khu NNCNC. Theo đó, những doanh nghiệp đầu tư vào

Khu NNCNC sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 6 năm và giảm 50% số

thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Miễn thuế xuất khẩu

đối với tất cả các sản phẩm sản xuất trong Khu NNCNC. Miễn thuế nhập khẩu đối

với các giống cây trồng, giống vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập

khẩu để thực hiện dự án. Ngồi ra, nhà đầu tư cịn được miễn tiền thuê đất 2 năm

đầu. Giá thuê đất chỉ 0,1 USD/m2/năm. Riêng 5 doanh nghiệp đầu tiên đầu tư vào

Khu NNCNC sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng thêm 1 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo. Đối với các KCX, TP.HCM cũng có nhiều chính sách ưu đãi như

hàng hóa do doanh nghiệp chế xuất trong KCX Tân Thuận mua từ nội địa xuất

khẩu thẳng ra nước ngồi khơng qua KCX Tân Thuận không phải nộp thuế xuất

khẩu và cũng không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng và chỉ phải chịu

Bình Dương nổi lên như một hiện tượng đặc biệt sau TP.HCM và Đồng

Nai. Thực hiện phương châm “Trải chiếu hoa mời gọi các nhà đầu tư” và các chính sách, biện pháp thơng thống nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh sẵn có của

địa phương, trong những năm qua kinh tế-xã hội của Bình Dương khơng ngừng

phát triển và ln đạt tốc độ tăng trưởng cao với GDP tăng bình quân hàng năm 15,5%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp với tỷ

trọng tương ứng trong GDP là : công nghiệp 64,5%; dịch vụ 28%; nông nghiệp

7,5%. Các chủ đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (thuộc khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đơ thị Bình Dương) gặp khó khăn về tài chính để thanh tốn

tiền đền bù giải tỏa sẽ được tỉnh bảo lãnh cho vay vốn. Theo đó, doanh nghiệp

được vay tối đa bằng 70% số tiền phải nộp cho ban quản lý dự án theo hợp đồng đã ký (lãi suất theo qui định của tổ chức tín dụng). Đây là cơ sở để các nhà đầu tư

KCN sớm được giao đất để kinh doanh theo đúng qui định của Chính phủ. Ngoài

ra, tỉnh cũng cam kết sẽ đáp ứng việc cấp giấy phép, hệ thống đường, lưới điện...

kịp thời theo yêu cầu của doanh nghiệp. Một điểm khác biệt của Bình Dương so

với các tỉnh thành khác là Bình Dương đã thành cơng trong việc kêu gọi được một liên doanh xây dựng KCN đó là KCN Việt Nam – Singapore. Do nhà ĐTNN có uy tín đầu tư KCN nên chính họ sẽ quảng bá và thu hút ĐTNN có hiệu quả vào Bình Dương. Điều đó cho thấy Bình Dương khơng những biết huy động vốn của

ĐTNN vào phát triển kinh tế mà Bình Dương còn biết tận dụng lợi thế về kinh

nghiệm quản lý của nước ngoài cho việc thu hút ĐTTTNN.

Kết luận chương I

Trong mọi thời đại, vốn là chìa khóa để phát triển kinh tế. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa đã tạo ra các tiền đề cho phép vốn có thể di chuyển dễ

dàng giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. ĐTTTNN không những đem vốn đến cho

nước tiếp nhận đầu tư mà nó cịn mang theo cả khoa học – công nghệ hiện đại cùng với một trình độ quản lý tiên tiến; do đó có thể nói ĐTTTNN khơng những là một xu thế tất yếu có tính quy luật của thời đại ngày nay mà nó cịn là lối thốt duy nhất đúng

đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

- Khái niệm và các hình thức của ĐTTTNN.

- Một số đặc điểm về FDI tại Việt Nam

- Tác động của ĐTTTNN đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút ĐTTTNN

- Kinh nghiệm của các quốc gia tương đồng và một số địa phương trong

nước.

Từ những vấn đề lý luận được trình bày trong chương I sẽ là cơ sở để tiến

hành nghiên cứu thực trạng ĐTTTNN tại TP Đà Nẵng trong thời gian qua ở chương II.

CHƯƠNG 2:

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU HÚT FDI CỦA TP. ĐÀ NẴNG TỪ

NĂM 1990 - 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến sự hài lòng của doanh nghiệp FDI tại TP đà nẵng , luận văn thạc sĩ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)