NĂM 2020
Từ phân tích thực trạng và kết quả kiểm định các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI của TP ở chương 2 cho thấy, thu hút ĐTTTNN của TP thời gian qua phụ thuộc vào nhiều nhân tố như khả năng tiếp cận thị trường, chi phí đầu vào, nguồn lao
động, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý,… điều này cho thấy muốn thu hút thật sự
nguồn vốn FDI cho TP để tăng trưởng kinh tế bền vững, TP cần có những chiến lược
định hướng và hành động cụ thể để thu hút hiệu quả nguồn vốn này để trở thành TP
phát triển nhất khu vực miền Trung.
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT VỐN FDI CỦA TP. ĐÀ NẴNG TP. ĐÀ NẴNG
3.1.1. Quan điểm:
TP. Đà Nẵng là đơ thị động lực, có vị trí quan trọng với mục tiêu chiến
lược phát triển vùng, hướng mơ hình tập trung đa cực, khơng gian mở rộng; liên
kết hợp tác chặt chẽ với vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước; phát
triển trong thế chủ động, tạo bàn đạp để tiến ra biển và hội nhập kinh tế quốc tế. Khai thác thời cơ để phát triển nhanh, có hiệu quả, tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp và nâng cao chất lượng tăng trưởng theo hướng CNH-HĐH; là trung tâm kinh tế văn hoá, khoa học - kỹ thuật của vùng, là một trong những trung tâm dịch vụ, thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng... của cả nước. Cùng với các thành phố lân cận, hình thành hành lang kinh tế Bắc - Nam.
Phát triển kinh tế gắn với chỉnh trang, nâng cấp đô thị và phát triển không gian đô thị. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị tiền đề tốt cho bước phát triển sau này.
Phối kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển các lĩnh vực y tế, văn hoá, giáo dục... để phát triển ổn định, cải thiện đời sống, nâng cao sức khoẻ và dân trí nhân dân, tổ chức thực hiện tốt các cam kết thiên niên kỷ của Việt Nam.
Kết hợp giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, phát triển bền vững. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện cơng bằng xã hội và
ổn định chính trị, trật tự xã hội bảo đảm quốc phòng an ninh.
3.1.2. Mục tiêu kêu gọi đầu tư: Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục xây dựng TP. Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn
của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hố trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thơng và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể
thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn
giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước.
Mục tiêu cụ thể:
* Về kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm,
đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ
cận, là đầu mối tập trung các dịch vụ chất lượng cao của miền Trung.
- Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây
dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của TP đến năm 2020 là: dịch vụ: 55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; Nông nghiệp: 1,6%.
- Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của TP chiếm khoảng 2,8% GDP cả
nước.
- Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011-2020 tăng bình quân 19 -
20%/năm.
- GDP bình quân đầu người đạt 4.500 - 5.000 USD.
- Duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP 35 - 36%.
- Tốc độ đổi mới cơng nghệ bình qn hàng năm 25%.
* Về xã hội
- Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%, tạo việc làm cho lực
lượng lao động mới tăng hàng năm khoảng trên 3,0 vạn người. Phấn đấu
khơng cịn tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, khơng cịn hộ nghèo.
- Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh cơng tác xã
hội hố giáo dục, nâng cấp hệ thống trường lớp nhằm đảm bảo tất cả các
trường hệ phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố, đảm bảo lao động qua đào tạo.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá về y tế, tăng cường các
nguồn lực đáp ứng nhu cầu phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.
- Xây dựng nền văn hoá TP theo hướng đơ thị văn minh, hiện đại, bảo
tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
- Tập trung nguồn lực giải quyết tình trạng nhà ở tạm bợ, chật hẹp đối
với các khu vực nông thôn và các khu phố chưa có điều kiện cải tạo. Xây dựng các khu đô thị mới theo hướng hiện đại, mang sắc thái của đô thị văn minh.
- Phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định và bền vững, chú ý đảm bảo
nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân đô thị, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ công đối với mọi người dân TP.
- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với việc nâng cao chất
lượng các dịch vụ cơng ích đơ thị như giao thơng, cấp thốt nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, công viên, điện chiếu sáng, vận tải công cộng… tạo cảnh quan không gian đô thị, cải thiện điều kiện mơi trường.
- Giữ vững an ninh quốc phịng, ổn định chính trị, an tồn xã hội và
an ninh quốc gia.
3.1.3. Định hướng thu hút đầu tư:
Với mục tiêu tổng quát và cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội của TP. Đà Nẵng có những định hướng thu hút đầu tư như sau:
- Đà Nẵng được xác định là TP đóng vai trị hạt nhân tăng trưởng của
Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Cảng Đà Nẵng được xác định là điểm cuối phía đơng của tuyến Hành
lang Kinh tế Đơng Tây với vai trị là cửa ngõ ra Thái Bình Dương và là cảng xuất
nhập khẩu hàng hóa của vùng nội địa giàu tiềm năng chưa được khai thác ở Lào,
Đông Bắc Thái Lan, Myanma và miền Trung Việt Nam cụ thể: đẩy mạnh hợp tác
khu vực; Nâng cao mức sống cho người dân; Cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực; Tiếp cận tốt hơn nguồn nguyên liệu, vốn, công nghệ và lao động; Thúc đẩy đầu tư và buôn bán qua biên giới; Mở rộng thị trường dịch vụ; Đa dạng hóa hoạt động kinh tế và xuất khẩu; Thúc đẩy phát triển du lịch
- Phát triển, mở rộng sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến
đường bộ, và đường sắt Bắc Nam tạo thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động
kinh tế, đầu tư, du lịch.
- Các ngành công nghiệp công nghệ cao được ưu tiên khuyến khích đầu
tư như sản xuất phần mềm, thiết bị thơng tin liên lạc, máy tính cá nhân/thiết bị ngoại vi, máy văn phịng, cơng nghiệp quang điện tử, mạch tổ hợp, chất bán dẫn, sản phẩm cơ khí chính xác, cơng nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, bảo vệ môi trường…, vật liệu mới, công nghiệp xử lý môi trường, công nghiệp năng lượng, công nghiệp không gian vũ trụ (phục vụ cho dự báo thiên tai, thời tiết…), các lĩnh vực công nghiệp công
nghệ cao khác. Đặc biệt là công nghiệp công nghệ thông tin, đang được TP tập
trung phát triển trở thành một trong những ngành kinh tế chủ lực.