Cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2012 2015 (Trang 30 - 32)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.1. Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh

1.1.2.2. Cơ chế kháng kháng sinh của vi khuẩn

Kháng sinh có tác dụng ức chế sự phát triển hoặc tiêu diệt vi khuẩn, nhƣng một khi trong mơi trƣờng có kháng sinh mà vi khuẩn vẫn phát triển thì đƣợc coi là kháng kháng sinh. Trƣớc hết cần phân biệt: Đề kháng giả với đề kháng thật [29].

* Đề kháng giả

Đề kháng giả có thể xảy ra trong những trƣờng hợp sau:

- Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm (do dùng corticoide, tia xạ...) hoặc chức năng của đại thực bào bị hạn chế (ví dụ ở ổ mủ), thì cơ thể khơng đủ khả năng loại trừ đƣợc những vi khuẩn đã bị kháng sinh ức chế ra khỏi cơ thể [29].

- Khi vi khuẩn ngoan cố: Ở trạng thái nghỉ (không nhân lên, khơng chuyển hố do thiếu oxy, pH thay đổi...), vi khuẩn không chịu tác dụng của kháng sinh, song khi chúng trở lại dạng phân chia sẽ lại chịu tác dụng, vì hầu hết

khuẩn ký sinh trong tế bào cũng tỏ ra ngoan cố đối với những kháng sinh

không thấm vào tế bào đƣợc.

- Khi có vật cản, tuần hồn ứ trệ, kháng sinh khơng thấm tới ổ viêm thì vi khuẩn cũng tỏ ra đề kháng. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ vật cản, thì kháng sinh trở lại phát huy tác dụng.

* Đề kháng thật: Đề kháng thật có thể chia 2 nhóm

Đề kháng tự nhiên:

- Một số vi khuẩn luôn luôn không chịu tác dụng của một số kháng sinh, ví

dụ E. coli không chịu tác dụng của erythromycin, tụ cầu không chịu tác dụng của colistin, P. seudomonas ngoan cố với penicillin G.

- Một số vi sinh vật khơng có vách nhƣ Mycoplasma khơng chịu tác dụng của các kháng sinh ức chế quá trinh sinh tổng hợp vách nhƣ penicillin, cephalosporin, vancomycin.

Đề kháng thu đƣợc: Do biến cố di truyền mà vi khuẩn từ chỗ khơng có trở thành có gen đề kháng.

- Đột biến gen: Biến cố này có thể xảy ra trƣớc hoặc sau khi tiếp xúc với

kháng sinh (khơng phụ thuộc vào việc có hay khơng có kháng sinh). Gen

đề kháng sau khi xuất hiện sẽ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cùng với sự phân chia của tế bào vi khuẩn. Xác suất xuất hiện một đột biến là rất nhỏ (10-6 - 10-11).

- Nhận gen đề kháng: Gen đề kháng có thể lan truyền từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác qua các hình thức vận chuyển chất liệu di truyền nhƣ: Tiếp hợp, biến nạp, tải nạp. Gen đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, trên

plasmid [29].

* Cơ chế kháng kháng sinh

 Làm giảm tính thấm của màng nguyên tƣơng

- Ngăn cản kháng sinh từ ngoài màng nguyên tƣơng thấm vào:

tetracyclin, oxacillin, sulfamid, acid nalidixic.

 Làm thay đổi đích tác động

- Do protein S12 của ribosom 30S thay đổi nên streptomycin không gắn đƣợc vào phần 30S của lậu cầu, cầu khuẩn đƣờng ruột, tụ cầu và trực khuẩn mủ xanh.

- Do Adenin ở RNA phần 50S bị methyl hóa làm erythromycin khơng gắn đƣợc vào đích.

 Tạo ra các isoenzym không chịu tác dụng của kháng sinh

Dihydropteroat-synthetaza và Dihydrofolat-reductaza kháng sulfamid và trimethoprim.

 Tạo ra enzym

- Tạo ra acetyltransferase, phosphotransferase làm biến đổi cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh aminoglycosid, chloramphenicol.

- Tạo ra beta-lactamase phá vỡ cấu trúc hóa học của phân tử kháng sinh. Những enzym này có thể nằm trong tế bào nhƣ beta-lactamase ở các trực khuẩn Gram âm. Transferase chống aminoglycosid và chloramphenicol.

Hay có thể đƣợc tiết ra ngồi tế bào nhƣ penicillinase làm cho các vi khuẩn sống xung quanh đó đề kháng.

Một vi khuẩn kháng kháng sinh thƣờng do phối hợp các cơ chế đề kháng trên. Ví dụ, trực khuẩn gram âm kháng beta-lactam là do tạo ra beta-

lactamase, giảm khả năng gắn PBP (penicillin-binding-protein) và giảm tính thấm của màng nguyên tƣơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2012 2015 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)