Thực trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn tại bệnh viện ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2012 2015 (Trang 38 - 40)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN

1.1. Năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh

1.1.2.4. Thực trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn tại bệnh viện ở Việt Nam

Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi và tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh ngày một tăng cao làm nhanh chóng xuất hiện nhiều chủng vi khuẩn kháng thuốc [62]. Kết quả điều tra tình hình kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thƣờng gặp tại9 bệnh viện, đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam năm 2003, đã phân lập đƣợc các loài vi khuẩn chính là P. aeruginosa, K. pneumoniae, E. coli và S. aureus. Mức độ kháng kháng sinh của P. aeruginosa cao nhất với các kháng sinh thuộc cephalosporin thế hệ 3 (> 50%), tỷ lệ kháng thấp nhất với imipenem (12,5%) [63].

Tại Bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu tình hình kháng kháng sinh của các vi khuẩn phân lập đƣợc năm 2003 cho thấy, tỷ lệ S. aureus kháng

methicilline là 15,6%. Đã phát hiện đƣợc 3 chủng S. aureus kháng

vancomycin (chiếm 2,2%). Enterococci kháng ampicillin là 20,8%. K. pneumoniae có khả năng sinh beta-lactamase kháng lại các cephalosporin hoạt phổ rộng nhƣ kháng ceftazidime với tỷ lệ 25,0%. Trực khuẩn mủ xanh là vi khuẩn đa kháng kháng sinh, tỷ lệ đề kháng với kháng sinh cao nhất với cotrimoxazol (93,4%), thấp nhất với imipenem (23,0%) [28].

Nghiên cứu trên bệnh nhân bỏng điều trị tại Bệnh viện Trung ƣơng Huế năm 2005 cho thấy, 93,9% các chủng S. aureus phân lập đƣợc kháng methicillin. Chi phí trung bình điều trị mỗi bệnh nhân này khoảng 12,6 triệu đồng [64].

A. baumannii là tác nhân nhiễm khuẩn hay gặp nhất trong số các tác nhân gây bệnh. Trong 6 tháng đầu năm 2006, tại bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ phân lập vi khuẩn này chiếm tới 15,0% tổng số các vi khuẩn phân lập đƣợc ở tất cả các loại bệnh phẩm và chiếm 30,0% tổng số vi khuẩn phân lập đƣợc ở bệnh phẩm đờm. Hình thái nhiễm khuẩn do A. baumannii hay gặp nhất là viêm phổi lên quan đến thở máy. A. baumannii chiếm tới 41,0% vi khuẩn phân lập đƣợc tại khoa Hồi sức tích cực, chủ yếu là ở những bệnh nhân có sử dụng máy thở đang nằm điều trị tại khoa. Tỷ lệ phân lập A. baumannii tại khoa Hồi sức tích cực tăng dần theo năm từ 30,0% đến 81,3%. A. baumannii

lập đƣợc từ bệnh phẩm đƣờng hô hấp chiếm tỷ lệ cao từ 36,9% đến 100%

[61].

Một số nghiên cứu khác tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103, Bệnh viện Việt Đức cho thấy, các vi khuẩn gram âm có tỷ lệ gia tăng đề kháng kháng sinh, đặc biệt là tác nhân gây nhiễm khuẩn huyết A. baumanni đề kháng cao với các kháng sinh thông thƣờng [65],[66],[67],[68].

Nghiên cứu của Văn Đình Tráng và cộng sự năm 2010 chỉ ra rằng,

100% các chủng A. baumanni nhạy cảm với colistin và 59,2% với tigecycline. Tỷ lệ đề kháng của A. baumanni với hai kháng sinh ampicinllin và

toàn với kháng sinh nhóm beta-lactam, cephalosporin và nhóm fluoro-

quinolone từ 90,1% đến 98,6%. Nhóm carbapenem: imipenem và meropenem cũng bị kháng với tỷ lệ 91,5%. Tỷ lệ A. baumanni kháng kháng sinh nhóm aminoglycoside nhƣ amikacin là 18,3%, gentamicin 53,5% [69]. Các số liệu này cũng tƣơng tự với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ƣơng [70].

Colistin là một kháng sinh cũ, khá độc, một thời gian dài không đƣợc sử dụng cho điều trị toàn thân nhƣng nay đƣợc sử dụng nhƣ một trong các cứu cánh điều trị các chủng Acinetobacter đa kháng với cả các kháng sinh hiện có. Nghiên cứu tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh năm 2013 cho thấy, A. baumanni nhạy hoàn toàn với colistin [71]. Tuy nhiên, trong các

chủng A. baumanni đa kháng còn nhạy cảm với colistin, hiện tƣợng xuất hiện một vài biến chủng đề kháng colistin trong quần thể nhạy cảm colistin cũng khá phổ biến.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) năng lực xét nghiệm vi sinh và thực trạng kháng kháng sinh tại một số bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh năm 2012 2015 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)