Các nhân tố liên quan đến người nộp thuế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế XNK của doanh nghiệp tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 25 - 29)

Chương 1 GIỚI THIỆU

2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNGĐẾN TUÂN THỦTHUẾ

2.2.3. Các nhân tố liên quan đến người nộp thuế

2.2.3.1. Kiến thức về thuế của người nộp thuế

Ảnh hưởng của kiến thức đến hành vi tuân thủ thuế đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau (Mohamad Ali &Cộng sự, 2007). Kiến thức và quan niệm về thuế của người nộp thuế sẽ tạo nền tảng cho việc đánh giá, nhận thức về tính cơng bằng và sự sẵn lòng cũng như năng lực để tuân thủ các quy định của thuế. Kiến thức chủ quan về thuế, tức là sự hiểu biết về thuế của người dân bình thường nhất, rất quan trọng để hiểu tại sao họ lại cư xử như cách họ đã và đang làm.

Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng kiến thức chung về thuế có quan hệ mật thiết đến khả năng hiểu pháp luật và các quy định về thuế, và từ đó tuân thủ thuế tốt hơn (Singh, 2003). Eriksen & Fallan (1996) nhận định kiến thức về pháp luật thuế khá quan trọng đối với thái độ và sự ưu ái đối với thuế. Họ cho rằng kiến thức tài chính có tương quan với thái độ thuế và hành vi về thuế có thể được cải thiện bằng một sự hiểu biết về thuế tốt hơn.

Lewis (1982) lập luận rằng khơng có đủ kiến thức về thuế và tình huống này dẫn đến những tác động tiêu cực về mặt kinh tế (một sự gia tăng trong khoảng cách thuế - tax gap). Hệ thống tự khai tự nộp địi hỏi người nộp thuế có đủ kiến thức và đủ năng lực để am hiểu về thuế, một số vấn đề liên quan đến thái độ thuế, ví dụ như

kiến thức thuế hoặc nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế đều tác động đến việc trốn thuế (Jackson & Milliron, 1986). Kiến thức chuyên sâu về thuế kết hợp với những hiểu biết các quy định về thuế, cùng với kiến thức về tài chính giúp người nộp thuế xác định được hậu quả kinh tế những việc làm của họ nếu trốn thuế.

2.2.3.2. Nhận thức về tính cơng bằng

Cơng bằng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế. Tính cơng bằng là một địi hỏi khách quan trong tiến trình phát triển của thuế. Khi hệ thống thuế đảm bảo công bằng trong việc huy động nghĩa vụ thuế, người nộp thuế tích cực tuân thủ thuế hơn. Các nhà quản lý và người nộp thuế tin rằng việc khơng hài lịng với sự công bằng của hệ thống thuế là nguyên nhân chủ yếu gia tăng tính khơng tn thủ. Tính cơng bằng của thuế bao gồm ít nhất 2 khía cạnh khác nhau “một khía cạnh liên quan đến sự cơng bằng trong giao dịch’, đó là lợi ích nhận được cho mỗi đơ la tiền thuế. Khía cạnh khác liên quan đến sự công bằng trong gánh nặng thuế so với những cá nhân khác (Jackson & Milliron, 1986).

Vì vậy, sự khơng cơng bằng của hệ thống thuế có thể phản ánh người nộp thuế nhận thức rằng họ đang trả quá cao các loại thuế liên quan đến giá trị những dịch vụ do chính phủ cung cấp hoặc liên quan đến khoản thuế của những nguời nộp thuế khác. Porcano (1984) nhận thấy rằng nhu cầu của người nộp thuế và khả năng chi trả là những biến có ảnh hưởng đáng kể nhất đến quan niệm về sự công bằng của hệ thống thuế.

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi thiết kế hệ thống thuế là tính cơng bằng (Smith, 1776), bao gồm hai khía cạnh: cơng bằng theo chiều dọc (những người có cùng thu nhập hoặc tài sản sẽ đóng góp một khoản thuế bằng nhau) và công bằng theo chiều ngang (số thuế phải nộp sẽ tăng khi cơ sở tính thuế tăng, nghĩa là những người có khả năng đóng góp thuế nhiều hơn sẽ nộp nhiều thuế hơn). Xét ở khía cạnh phân phối cơng bằng, một cá nhân mong muốn có được sự cơng bằng tương thích với thành tích, nỗ lực và nhu cầu của cá nhân (Kirchler &Cộng sự, 2008). Nếu anh ta cảm thấy gánh nặng thuế của mình cao hơn so với những người khác trong cùng nhóm thu nhập, việc tuân thủ thuế của anh ta sẽ giảm. Người nộp thuế muốn

có sự cơng bằng giữa những người trong nhóm thu nhập của họ so với những người trong các nhóm thu nhập khác. Nếu một nhóm nào đó nhận thấy nghĩa vụ thuế của họ cao hơn so với những nhóm khác, việc trốn thuế có thể xảy ra giữa các thành viên trong nhóm (Spice &Cộng sự, 1980).

Xét ở mức độ toàn xã hội, tuân thủ thuế sẽ giảm đi khi người ta cho rằng hệ thống thuế không cơng bằng; khi đó trốn thuế sẽ xảy ra với quy mô lớn hơn (Allingham & Sandmo, 1972; Barjoyai, 1987). Ngược lại, nếu xã hội thừa nhận rằng hệ thống thuế công bằng, tuân thủ tự nguyện được mong đợi sẽ tăng. Xét ở khía cạnh thủ tục cơng bằng, yếu tố chính của sự cơng bằng theo quan điểm của mọi người là tính trung lập của những thủ tục được sử dụng, độ tin cậy của cơ quan thuế, thái độ lịch sự, nghiêm chỉnh và đáng tôn trọng của cá nhân người nộp thuế hoặc nhóm các đối tượng nộp thuế (Tyler & Lind, 1992). Người nộp thuế mong muốn cơ quan thuế cung cấp đầy đủ thông tin các quy định về thuế để họ có thể hồn thành chính xác tờ khai thuế. Vì vậy người ta cho rằng việc tăng cường cung cấp thơng tin về thuế có thể giúp tăng nhận thức của người nộp thuế về tính cơng bằng và tn thủ thuế tốt hơn (Wartick, 1994).

Xét ở khía cạnh xử phạt công bằng, việc kiểm tra thuế không hợp lý và hình phạt khơng cơng bằng sẽ dẫn đến căng thẳng và người nộp thuế khơng hài lịng (Spicer & Lundsted, 1976). Việc người nộp thuế nhận thức khơng thiện chí về khía cạnh cơng bằng trong xử phạt có thể dẫn đến hành vi khơng tn thủ và do đó gia tăng trốn thuế và làm tăng thêm khoảng cách thuế.

2.2.3.3. Nhận thức về chi tiêu chính phủ

Thách thức ở nhiều nước đang phát triển không nhất thiết là đánh thuế nhiều hơn, mà là đánh thuế nhiều đối tượng cá nhân và doanh nghiệp hơn dựa trên sự kết hợp liên ứng giữa hai yếu tố mức độ sẵn sàng đóng thuế của người nộp thuế cao hơn và xu hướng đòi hỏi cao hơn đối với các dịch vụ cơng được cung cấp cũng như cách thức chính phủ sử dụng tiền thuế của dân như thế nào (G.P.Schukla và cộng sự, 2011).

Trên thực tế, có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ đặc thù giữa yếu tố chi tiêu chính phủ thực tế và tuân thủ thuế, cụ thể là mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ với hành động trốn thuế. Người nộp thuế, nhất là những người phải trả nhiều thuế sẽ rất nhạy cảm với việc chính phủ chi tiêu tiền thuế của họ vào đâu.

Roberts &Cộng sự (1994) cho rằng nếu chính phủ chi tiêu tiền thuế một cách khôn ngoan, chẳng hạn chi cho giáo dục, y tế, bảo hiểm, giao thông cơng cộng, tính tn thủ tự nguyện của người nộp thuế sẽ tăng. Ngược lại, nếu người nộp thuế thấy rằng chính phủ chi q nhiều vào những khoản khơng cần thiết hoặc khơng mang lại lợi ích cho người nộp thuế, cho xã hội, họ sẽ cảm thấy bị lừa dối và do đó sẽ dễ dàng trốn thuế hơn mà không phải cân nhắc hay đắn đo. Palil (2010) cũng tìm thấy mối tương quan đáng kể của nhận thức của người nộp thuế về chi tiêu chính phủ tác động đến hành vi tuân thủ thuế của họ.

2.2.3.4. Nhận thức về hình phạt và phạm tội

Theo nghiên cứu lý thuyết được thực hiện bởi Allingham & Sandmo (1972), hình phạt và nhận thức về việc phạm tội có tác động đến tuân thủ thuế. Nghiên cứu này cho rằng tuân thủ thuế sẽ tăng khi các hình phạt có liên quan để xử lý hành vi khơng tn thủ tăng. Để đạt hiệu quả, hình phạt nên được áp dụng nhanh chóng và mạnh mẽ. Ý nghĩ sợ hình phạt sẽ ngăn chặn hành vi trốn thuế. Thiết lập một hệ thống hiệu quả xử lý hành vi trốn thuế là giải pháp quan trọng để đẩy mạnh tuân thủ thuế. Người nộp thuế sẽ có nhiều khả năng tuân thủ nếu hành vi không tuân thủ tất yếu sẽ bị phạt.

Witte & Woodbury (1985) phát hiện mối quan hệ đáng kể giữa các biện pháp trừng phạt hình sự và tuân thủ thuế. Nghiên cứu khác được thực hiện bởi Grasmick & Scott (1982), Tittle (1980) cũng chỉ ra rằng một số người trả lời thừa nhận một số hành vi khơng tn thủ sẽ ít hơn nếu những hành vi như vậy sẽ bị phạt nặng.

2.2.3.5. Tình trạng tài chính của người nộp thuế

Tình hình cân bằng tài chính có tác động đến việc tn thủ thuế. Khi đối mặt với những căng thẳng về tài chính, người nộp thuế sẽ phải cân nhắc ưu tiên chi tiêu

cho những nhu cầu tồn tại cơ bản (lương thực, quần áo, chỗ ở, ...) hoặc phải thanh toán cho những nhu cầu ngay lập tức (trả nợ vay đến hạn, lương, ...) hơn là nghĩ đến việc thanh toán tiền thuế. Những người nộp thuế đối diện với khó khăn về tài chính dường như thiên về trốn thuế hơn so với những người ít gặp khó khăn về tài chính (Mohani & Sheehan, 2004; Mohani, 2001).

Tuy nhiên, Vogel (1974) và Warneryd & Walerud (1982) lại cho rằng những người khơng gặp khó khăn về tài chính cũng trốn thuế và điều đáng ngạc nhiên là mức độ trốn thuế của họ đôi khi nghiêm trọng hơn so với những người gặp khó khăn về tài chính. Vogel cho rằng tình huống này liên quan đến khía cạnh kinh tế hơn là vấn đề của bản thân người nộp thuế. Palil (2010) cho rằng căng thẳng về tài chính là nhân tố chính tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế ở Malaysia.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế XNK của doanh nghiệp tại cục hải quan tỉnh long an (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)