tiền gửi
Hoạt động huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi là một trong những hoạt động chính của của Ngân hàng thương mại, một hoạt động diễn ra thường xuyên. Nhưng xét sâu về bản chất thì đây được coi là một hoạt động đi vay của NHTM, là hoạt động đi vay từ nền kinh tế cụ thể là từ các cá nhân và tổ chức. Để giải thích cho lý do ấy, ta sẽ xem xét về bản chất và nguồn gốc của hoạt động nhận tiền gửi của NHTM.
Ngân hàng thương mại sẽ tiếp nhận các khoản tiền gửi từ các cá nhân, tổ chức. Những hoạt động ấy khơng chỉ đơn thuần nhận số tiền gửi đó để thành một khoản nhàn rỗi mà sử dụng số tiền ấy cho hoạt động cấp tín dụng và để cung ứng cho các hoạt động thanh toán kinh doanh tiền tệ và dịch vụ là nội dung thường xuyên của các NHTM. Các hoạt động này là một chuỗi liên kết trong hệ thống vận hành của NHTM, là một chu trình của việc chu chuyển dòng tiền, tạo vốn và cấp vốn, là một mắt xích khơng thể tách rời mà liên kết lại với nhau. Và có thể coi đây là một hoạt động quan trọng của NHTM đi từ nguồn tiền ( đầu vào) và cho vay (đầu ra), một dòng hoạt động liên quan tới
nguồn tiền. Nhưng khơng có mấy ai có thể nói cụ thể được bản chất của hoạt động ấy. Theo như mục đích bản đầu khi có sự xuất hiện của các Ngân hàng chỉ là để nhận giữ tài sản của cá nhân như tiền, vàng hay các vật có giá trị khác nhau, sự đơn giản thuần túy nhận giữ ấy đã thay đổi theo cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của ngân hàng liên quan tới tiền gửi đã tập trung hơn vào tiền, nhiều ngân hàng chỉ nhận tiền gửi là tiền mặt, thay đổi việc chi trả tiền, đưa thêm những hình thức tiền gửi mới, chi trả lãi cho khách hàng, theo đó ngân hàng có thể sử dụng số tiền của khách hàng gửi tại đó. Hoạt động đó dường như đã thay đổi theo thời gian, dù vẫn là giao dịch có ký kết thỏa thuận giữa hai bên nhưng vai trò của 2 bên gửi và giữ giờ có thể hiểu là mối quan hệ giữa “chủ và con nợ” là khách hàng và ngân hàng. Khi thực hiện hoạt động này thì hợp đồng chứng từ sẽ được ký nhận giữa hai bên, đảm bảo việc thực hiện quyền lợi và trách nhiệm của cả hai.
Ngày nay, tiền gửi là một trong những nguồn lực quan trọng của ngân hàng. Sau khi nhận nguồn tiền gửi của khách hàng, ngân hàng có thể sử dụng nguồn tiền ấy theo mục đích của mình nhưng phải đảm bảo được khả năng thanh toán cho khách hàng, số dư ghi trên tài khoản thanh toán là số tiền gửi mà ngân hàng phải trả cho khách hàng. Và trong mối quan hệ ấy, tiền tệ là vật quan trọng, đóng vai trị cho giá trị được thiết lập bởi quyền lực nhà nước, trong hoạt động ấy khi hai bên ký hợp đồng thì đó là hợp đồng song vụ. Khi đó, ngân hàng có thể hợp pháp sử dụng nguồn tiền của khách hàng mà khơng có sự can thiệp của khách hàng, nhưng trong mối quan hệ ấy, sự ưu tiên vẫn nghiêng về phía chủ nợ là khách hàng, họ có quyền được địi nợ và nhận các tiện ích của Ngân hàng.
Về quyền sở hữu của ngân hàng đối với số tiền gửi: khi hợp đồng nhận tiền gửi là hợp đồng vay tiền- hợp đồng song vụ thì hiển nhiên đã thừa nhận quyền sở hữu của ngân hàng thương mại đồng thời xác lập quyền chủ nợ cho khách hàng cịn quyền con nợ là phía ngân hàng, hình thành quan hệ cho vay- đi vay. Từ đó, chúng ta có thể xác định rõ hơn về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các bên xuyên suốt trong quá trình thực hiện hợp đồng của các bên tham gia.
Về quyền chủ nợ của người gửi tiền: hoạt động nhận tiền gửi của
ngân hàng đã đưa gửi tiền thành chủ nợ hay bên cho vay còn ngân hàng thành con nợ hay bên đi vay trong hoạt động vay nợ. Bằng chứng cứ xác lập tư cách quyền chủ nợ thông qua chứng từ tiền gửi với ngân hàng (sổ tiết kiệm, Sec,..) khách hàng đã được xác lập quyền chủ nợ. Với tư cách là chủ nợ, khách hàng sẽ không tham gia vào việc sử dụng nguồn tiền ấy nhưng vẫn đảm bảo quyền tham gia vào giao dịch dân sự khác theo thể loại hợp đồng tiền gửi, được địi nợ hoặc nhận các tiện ích trong phạm vi thỏa thuận với ngân hàng.