thức tiền gửi.
Trong các hoạt động kinh doanh sản xuất thì sự can thiệp và cần có của pháp luật là một điều cần thiết. Hoạt động ngân hàng liên quan tới nhiều nghiệp vụ về tiền mặt, tín dụng và thanh tốn, điều ấy địi hỏi phải có cơ chế, chính sách pháp luật với một hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, đồng thời các ngân hàng cũng phải nghiêm túc thực hiện tạo ra sự an tâm, gây dựng lịng tin với khách hàng. Các chính sách tiền tệ về điều chỉnh lạm phát, lãi suất cũng có ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng. Tùy theo tình hình kinh tế mà Nhà nước sẽ có chính sách điều chỉnh nới lỏng hay thắt chặt chính sách tiền tệ đẻ tăng giảm lãi suất,… Các bộ luật như Bộ luật Dân sự 2005, Luật các
tổ chức tín dụng 2010, Luật phịng, chống rửa tiền,… có các điều luật liên quan trực tiếp tới việc nhận tiền gửi. Thêm vào đó, Ngân hàng Nhà nước cịn có các quyết định, nghị định, thơng tư liên quan tới tiền gửi: Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/09/2004 về Quy định tiền gửi tiết kiệm, thông tư 08/2013/TT-NHNN ngày 25/03/2013 về quy định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi, Thơng tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm,…
Như vậy hoạt động nhận tiền gửi được quy định tại rất nhiều điều luật được quy định tại các khoản cụ thể với các nội dung:
Quy định về các hình thức nhận tiền gửi của NHTM, các hình thức ấy được mở rộng hơn các TCTD khác.
Quy định về quan hệ tiền gửi,quyền và nghĩa vụ của các đối tượng tham gia, quy định cụ thể hơn về đối tượng liên quan tới tiền gửi tiết kiệm và trách nhiệm của ngân hàng thương mại cũng được quy định cụ thể rõ ràng.
Quy định về lãi suất tiền gửi, lãi suất tiết kiệm, lãi suất huy động nhận tiền gửi, đây là một trong những điều quan tâm của không chỉ khách hàng mà cịn là ngân hàng, đảm bảo lợi ích tối đa cho cả hai bên. Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam (lãi suất tiền gửi; lãi suất chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và trái phiếu) của các tổ chức (trừ tổ chức tín dụng) và cá nhân bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức khơng vượt quá 14%/năm; riêng các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam không vượt quá 14,5%/năm. Mức lãi suất huy động vốn tối đa này áp dụng đối với phương thức trả lãi cuối
kỳ; đối với các phương thức trả lãi khác, phải được quy đổi theo phương thức trả lãi cuối kỳ tương ứng với mức lãi suất huy động vốn tối đa.
· Quy định về bảo hiểm tiền gửi, về các biện pháp điều luật xử lý với các hành vi vi phạm, các hoạt động lợi dụng sử dụng sai mục đích của tiền gửi.
Có thể nói, các văn bản, thơng tư hay nghị định trong các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam đã chạm tới được nhiều khía cạnh trong hoạt động nhận tiền gửi, cụ thể hóa được các nội dung chủ yếu sau:
+ Quy định về chủ thể nhận tiền gửi
- Bên nhận tiền gửi là NHNN, NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận (Luật các Tổ chức tín dụng). NHTM chia theo hình thức sở hữu được chia thành 5 loại
· Ngân hàng thương mại Quốc Doanh
· Ngân hàng thương mại cổ phần
· Ngân hàng liên doanh
· Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
· Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Hợp đồng tiền là một thỏa thuận giữa hai bên về việc gửi tiền tích lũy tại một thời điểm nào đó. Trong đó, người giữ hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện những quy định đã được nêu trong hợp đồng và hưởng những quyền lợi nhất định khi gửi tiền tại đơn vị cung cấp dịch vụ. Hợp đồng sẽ quy định cụ thể về đối tượng, thông tin khách hàng là cá nhân, thông tin khách hàng là tổ chức tín dụng, ngân hàng chi nhánh tại nước ngoài, các quy định liên quan tới số tiền, quyền và nghĩa vụ khi tham gia, phương thức thanh toán và trả lãi,…
+ Quy định về hình thức tiền gửi mà NHTM được huy động
Tiền gửi của khách hàng được coi là nguồn vốn quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong các nguồn vốn của ngân hàng. Vì thế, NHTM ln cố gắng phân chia tiền gửi theo nhiều cách thức để thu hút khách hàng. NHTM có thể huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
+ Quy định về bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là sự đảm bảo hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. Bảo hiểm tiền gửi Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012 đã chỉ ra các vấn đề liên quan để không chỉ là quy định của pháp luật cần thực thi mà còn để đảm bảo cho người gửi tiền cũng như cho các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
+ Quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp
Các quy định không chỉ dừng lại ở sự ban hành mà còn được áp dụng trực tiếp trong các hoạt động bởi các vấn đề phát sinh hàng ngày liên quan tới
tiền tệ không thể tránh khỏi sai lệch, vi phạm. Như vậy phải có các quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp.
Như vậy, Nhà nước cũng đã phần nào xây dựng thiết kế một hành lang pháp luật khá đầy đủ, cụ thể và thơng thống cho hoạt động nhận tiền gửi ở nước ta, vừa đảm bảo được việc các ngân hàng sẽ thực thi tốt các hoạt động trách nhiệm của mình, là cơ sở pháp lý cho sự quản lý giám sát các hoạt động của chính các ngân hàng cũng là tạo lòng tin, là căn cứ để người dân đưa ra các quyết định tốt cho tài sản của bản thân mình.