Phân bổ cơ cấu chọn mẫu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức thanh tra nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 42 - 44)

Đối tƣợng khảo sát Năm 2015 Tỷ lệ Số mẫu (ngƣời)

- CBCC Thanh tra tỉnh 39 75% 30

- CBCC Thanh tra 9 huyện, thành phố 55 75% 40

- CBCC Thanh tra 15 Sở 106 75% 80

Tổng cộng: 200 75% 150

3.4. Nguồn dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp được cung cấp bởi Thanh tra tỉnh Bến Tre để mô tả thực trạng, số lượng, chất lượng CBCC ngành thanh tra tỉnh Bến Tre từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến ngày 31 tháng 10 năm 2015 (xem tại Phụ lục 4).

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát điều tra xã hội học đối với 150 CBCC thanh tra đang làm việc tại các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Bến Tre tính đến thời điểm khảo sát (xem tại Phụ lục 5). Cụ thể: khảo sát, điều tra 110 CBCC cấp tỉnh (Thanh tra tỉnh: 30, Thanh tra Sở: 80) và 40 CBCC thanh tra cấp huyện (xem danh sách các đơn vị và số người dự kiến được khảo sát tại Phụ lục 6).

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 tác giả trình bày kết quả phân tích dữ liệu thu được từ các bảng câu hỏi bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 và phần mềm Microsoft Excel 2010 bao gồm phân tích thống kê mơ tả, kiểm định thang đo, phân tích sự tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu được trình bày gồm các phần chính là: (1) Thống kê mơ tả (Descriptive Statistics); (2) Đánh giá thang đo các

khái niệm; (3) Điều chỉnh mơ hình nghiên cứu; (4) Kiểm định sự phù hợp của mơ hình bằng phân tích tương quan, hồi quy đa biến và phân tích ANOVA; (5) Kiểm định giả thuyết và sự phù hợp của mơ hình.

4.1. Mô tả dữ liệu mẫu và các kết quả phân tích 4.1.1. Mơ tả dữ liệu mẫu 4.1.1. Mơ tả dữ liệu mẫu

Để đạt kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu như đã trình bày trong Chương 3, tác giả đã lập kế hoạch khảo sát tại các đơn vị thanh tra trên địa bàn tỉnh Bến Tre (Phụ lục 5.1), đồng thời thực hiện việc phân loại đối tượng khảo sát theo từng đặc điểm cá nhân (Phụ lục 5.2) nhằm đảm bảo rằng dữ liệu khảo sát không bị thiên lệch khi nghiên cứu sự khác biệt về sự hài lịng trong cơng việc của CBCC ngành thanh tra tỉnh Bến Tre. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành khảo sát 150 CBCC tại các cơ quan thanh tra trên địa bàn tỉnh Bến Tre với tổng số phiếu phát ra là 150 phiếu. Kết quả khảo sát tác giả thu về 150 phiếu, từ đó tác giả tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các phiếu khảo sát cho thấy có 150 phiếu hợp lệ (đạt tỷ lệ 100%). Kích thước mẫu của 150 phiếu khảo sát hợp lệ đáp ứng các quy định của kích thước mẫu tối thiểu.

Nhìn chung qua kết quả khảo sát thực tế, tác giả đã thực hiện tương đối đạt theo kế hoạch đề ra, chỉ có một và đặc điểm cá nhân là chưa đạt theo kế hoạch, do tại thời điểm khảo sát, các đơn vị được khảo sát có sự thay đổi về nhân sự, trình độ học vấn,... Tuy nhiên kết quả khảo sát thực tế (xem tại Bảng 4.1) cho thấy cơ cấu về giới tính, độ tuổi, chức vụ, vị trí cơng tác và thâm niên cơng tác của CBCC ngành thanh tra tỉnh Bến Tre được khảo sát phù hợp với thực tế, mẫu khảo sát tương đối đồng đều và có thể đại diện cho tổng thể nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức thanh tra nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)