Tổng hợp kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức thanh tra nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 52 - 57)

tính điểm trung bình của các biến quan sát trong nhân tố đó, trong đó biến Y, X1, X2, X3, X4, X5 đều tiệm cận với dạng phân phối chuẩn (xem tại Phụ lục 9).

Kết quả hồi quy (Phụ lục 9.1):

Bảng 4.10: Tổng hợp kết quả hồi quy Nhân tố Nhân tố

Hệ số hồi quy chƣa đƣợc chuẩn hóa

Các hệ số hồi

quy chuẩn hóa Giá trị t

Mức

ý nghĩa VIF Bi Sai số chuẩn Betai

Hằng số 0.28 0.45 0.62 0.54 0.45 X1 0.34 0.09 0.32 3.93 0.00 0.09 X2 0.36 0.10 0.27 3.73 0.00 0.10 X3 0.18 0.08 0.16 2.16 0.03 0.08 X4 0.08 0.07 0.09 1.13 0.26 0.07 X5 0.02 0.11 0.01 0.20 0.85 0.11

Bảng 4.10 cho thấy các hệ số hồi quy (Bi, Betai) đều dương, trong đó các hệ số từ Beta1 đến Beta3 đều có ý nghĩa ở mức thống kê 5%. Kết quả trên có ý nghĩa như sau:

- Biến X1 (Đặc điểm cơng việc) có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.32. Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của CBCC, thì về mặt trung bình hài lịng trong cơng việc của CBCC tăng thêm 0.32 điểm.

- Biến X2 (Đánh giá thành tích) có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.27. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của CBCC, thì về mặt trung bình hài lịng trong cơng việc của CBCC tăng thêm 0.27 điểm.

- Biến X3 (Thu nhập) có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.16. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của

CBCC, thì về mặt trung bình hài lịng trong cơng việc của CBCC tăng thêm 0.16 điểm.

- Biến X4 (Cơ hội đào tạo và thăng tiến) có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.09. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của CBCC, thì về mặt trung bình hài lịng trong cơng việc của CBCC tăng thêm 0.09 điểm.

- Biến X5 (Quan hệ làm việc) có hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0.01. Điều này có nghĩa là, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thêm 1 điểm đánh giá của CBCC, thì về mặt trung bình hài lịng trong cơng việc của CBCC tăng thêm 0.01 điểm.

Các hệ số hồi quy được chuẩn hóa (Betai) cho biết mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Trong số 5 biến thì có 3 biến đạt mức ý nghĩa thống kê 5% (X1, X2, X3), trong đó biến X1 có hệ số hồi quy được chuẩn hóa cao nhất trong số các biến độc lập (đạt 0.32). Tức là, với 100% các yếu tố tác động đến sự hài lịng trong cơng việc thì biến X1 chiếm 32%. Vậy biến X1 có ảnh hưởng mạnh nhất đến sự hài lịng trong cơng việc. Vị trí thứ 2 thuộc về biến X2 (đạt 0.27), tiếp đến là biến X3, X4 (đạt lần lượt là 0.16 và 0.09), cuối cùng là biến X5 (ít tác động nhất đạt 0.01). Mơ hình có 2

R = 40.5%, có nghĩa là với các điều kiện các yếu tố khác không đổi, các biến độc lập có trong mơ hình hồi quy trên giải thích được 40.5% sự biến thiên về mặt trung bình của biến phụ thuộc.

Bảng 4.11: Phân tích phƣơng sai (ANOVAb)

Mơ hình Tổng bình phƣơng df Trung bình bình phƣơng F Sig. Hồi quy 28.969 3 9.656 35.140 0.000 Phần dư 40.121 146 0.275 Tổng 69.091 149

Kiểm định F dùng để kiểm định tính phù hợp của mơ hình. Vì giá trị Sig. = 0.00 < 0.01, cho thấy các hệ số hồi quy của biến độc lập đều khác 0. Vì vậy mơ hình lý thuyết được xây dựng phù hợp với thực tế.

Các biến độc lập có mối tương quan thấp và hệ số phóng đại phương sai VIF đều nhỏ hơn 10 nên mơ hình khơng có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Kế đến tác giả dùng đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) để kiểm định tính độc lập của phần dư cho thấy mơ hình có giá trị d=1.7 (xem Phụ lục 10.1), nếu các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị d sẽ gần bằng 2 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Vì vậy có thể kết luận mơ hình

hồi quy trên khơng có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất.

Cuối cùng tác giả sử dụng kiểm định Breush-Pagan để kiểm định phương sai sai số thay đổi cho thấy với mức ý nghĩa 5%, Prob. Chi-Square=0.0553> 0.05 (Phụ

lục 10.2) nên ta chấp nhận giả thuyết H0 cho rằng mơ hình khơng có phương sai thay đổi.

Từ kết quả phân tích trên, ngành thanh tra tỉnh Bến Tre cịn tồn tại một số vấn đề sau:

(1) Cơ quan Thanh tra (cấp tỉnh, cấp huyện) là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra cấp tỉnh (Quốc hội, 2010, Luật Thanh tra). Vì vậy ngành thanh tra không phải ngành dọc, mà là ngành ngang theo hình thức “song

trùng lãnh đạo”. Điều này dẫn đến một sự bất cập là trong thời gian qua việc điều

động, luân chuyển4

CBCC ra khỏi ngành thanh tra là tất yếu và phổ biến; ngoại trừ việc luân chuyển CBCC, thì việc điều động làm cho CBCC, nhất là công chức Thanh tra cấp huyện và Sở có tâm lý khơng an tâm trong cơng việc, trong khi họ mong muốn ổn định công việc và cống hiến lâu dài trong ngành. Đối với vấn đề này, một mặt họ rất u thích cơng việc, nhưng mặt khác họ có tâm lý bất an trong công việc bởi trong thời gian qua ngành thanh tra các cấp chưa có giải pháp cải

4 Theo Điều 7, Luật Cán bộ, công chức năm 2008:

- Điều động là việc cán bộ, cơng chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức đơn vị khác.

- Luân chuyển là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo quản lý khác trong một thời gian nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện

thiện sự bất ổn này, cho nên đối với mối quan hệ làm việc cũng như đối với cơ hội được đào tạo và thăng tiến trong ngành, mức độ hài lịng trong cơng việc của họ không cao. Điều này được thể hiện và đánh giá qua kết quả khảo sát, cụ thể: mức độ hài lịng bình qn đối với nhân tố Đặc điểm công việc (đạt 3,6 điểm) mặc dù cao hơn 2 nhân tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến (3,2 điểm) và nhân tố Quan hệ làm việc (3,4 điểm), nhưng kết quả khảo sát cho thấy mức độ hài lịng bình qn của CBCC trong cơng việc cũng chỉ đạt ở mức tương đối 3,7 điểm trong thang đo Likert 5 điểm.

Đối với cơ quan Thanh tra tỉnh, trong thời gian qua đã có nhiều sự thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan, cụ thể: Từ năm 2010 đến năm 2015, Ủy ban nhân dân tỉnh đã quyết định luân chuyển 3 người từ cơ quan khác về giữ chức vụ Chánh Thanh tra tỉnh (năm 2010, 2013, 2015), đồng thời luân chuyển 02 người giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra tỉnh (năm 2010, 2014). Bên cạnh đó cơ quan Thanh tra tỉnh cũng có sự thay đổi, sắp xếp lại các phòng nghiệp vụ 3 lần (năm 2011,

2014, 2015) theo Thông tư liên tịch số 475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13 tháng

03 năm 2009 và Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV ngày 8 tháng 9 năm 2014 của Liên Bộ Nội vụ-Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Theo đó mỗi phịng nghiệp vụ có chức năng như nhau, thực hiện tất cả các hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Điều này dẫn đến việc mỗi CBCC của các phòng nghiệp vụ phải làm hết các lĩnh vực trên, trong khi họ chưa được đào tạo, hướng dẫn về nghiệp vụ, cũng như chưa có kinh nghiệm về các lĩnh vực cịn lại. Vì vậy kết quả khảo sát cũng cho thấy CBCC Thanh tra tỉnh hài lịng khơng cao đối với cơng việc của mình cũng như mối quan hệ làm việc bởi sự bố trí, sắp xếp cơng việc của lãnh đạo cơ quan đối với công chức chưa phù hợp, sự thay đổi lãnh đạo cơ quan là những người từ các cơ quan khác đưa về, trong khi CBCC ở cơ quan thì khơng được bổ nhiệm lên.

(2) Việc chia sẻ, gắn kết công việc giữa các cơ quan trong ngành thanh tra từ Thanh tra cấp tỉnh đến Thanh tra cấp huyện còn nhiều hạn chế bởi các cơ quan

thanh tra chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Bên cạnh đó sự chỉ đạo, hướng dẫn về mặt nghiệp vụ thanh tra giữa Thanh tra tỉnh đối với Thanh tra cấp huyện, sở ngành cũng còn nhiều hạn chế do trong thời gian qua có sự thay đổi lãnh đạo cơ quan, lãnh đạo mới về chưa kịp nắm bắt được hết công việc thanh tra đã điều động, luân chuyển lãnh đạo mới. Điều này dẫn đến mối quan hệ giữa CBCC trong ngành khơng gắn bó, khăng khít với nhau, nhất là khi có sự biến động CBCC trong ngành, do vậy phần lớn CBCC trong ngành không nắm bắt được.

(3) Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chưa gắn liền với sự phát triển trong ngành: Nhiều CBCC trong ngành có suy nghĩ khi được học tập về chưa hẳn được ở lại làm việc lâu dài trong ngành, điều này là thực tế do công tác điều động, luân chuyển CBCC thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp nên có một số CBCC làm việc với tâm lý khơng được thoải mái, ổn định. Ngồi ra một số CBCC có tâm lý khi được cơ quan cử đi đào tạo, học tập về là phải được bổ nhiệm ở vị trí cao hơn nên khi khơng được bổ nhiệm họ tỏ ra bất mãn, khơng hài lịng với công việc. Tuy nhiên đối với cơng tác bổ nhiệm cịn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: năng lực và khả năng lãnh đạo trong công việc của họ.

(4) Đối với việc đánh giá thành tích hiện nay trong ngành thanh tra tỉnh nhà cịn mang tính chất u thích, chưa phản ánh đúng thực chất hiệu quả, chất lượng công việc mà CBCC đã đạt được và các tiêu chí đánh giá thành tích đã đề ra, cụ thể: các tiêu chí đánh giá thành tích mặc dù được xây dựng rõ ràng, cụ thể nhưng khi thực hiện thì lãnh đạo các phịng/đơn vị chưa thực hiện đúng theo những tiêu chí mà cơ quan đã đề ra, việc đánh giá thành tích chưa cơng tâm, vẫn cịn tình trạng xét thành tích theo kiểu “lãnh đạo thi đua” thì nhiều (lãnh đạo từ cấp phòng/đơn vị trở lên tự ưu tiên, giành phần cho mình), cịn cơng chức thì ít được xét đến; hoặc có tình trạng xét thành tích theo kiểu “cào bằng” (ai cũng có phần). Bên cạnh đó việc xét nâng lương trước hạn dựa vào kết quả đánh giá thành tích của CBCC cũng xảy ra tình trạng tương tự. Điều này đã làm giảm động lực phấn đấu trong cơng việc của họ, làm cho những CBCC có đóng góp, phấn đấu nhiều trong cơng việc cảm thấy nản chí, bất mãn, từ đó họ tỏ ra khơng hài lịng với cơng việc của họ, lâu ngày làm

họ trở nên “chây ỳ” với công việc, tạo nên sức ỳ đối với tập thể cơ quan thanh tra và xảy ra tình trạng xin chuyển cơng tác hay như tình trạng gửi đơn thư phản ánh, tố cáo nặc danh đến lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian qua.

(5) Nhìn chung mặt bằng thu nhập của CBCC ngành thanh tra là tương đối tốt so với các cơ quan hành chính khác vì ngồi tiền lương theo ngạch bậc, phụ cấp cơng vụ thì CBCC thanh tra cịn được hưởng các khoản thu nhập khác như: phụ cấp nghề thanh tra, phụ cấp thâm niên và các khoản thu nhập khác từ hoạt động thanh tra (tiền trích thu hồi qua thanh tra, tiền tăng thu nhập, tiền khen thưởng,…). Ngoài ra trong ngành thanh tra khi CBCC có đủ điều kiện thi chuyển ngạch, bậc thanh tra cao hơn thì thu nhập của họ sẽ được cải thiện vì mức lương sẽ cao hơn, tuy nhiên hiện nay trong ngành thanh tra tỉnh nhà cũng cịn bất cập đó là những CBCC có trình độ, năng lực làm việc thì cơ quan chưa sắp xếp thời gian, công việc để họ được học tập và thi chuyển ngạch. Chính điều này đã làm cho một số CBCC thanh tra cảm thấy chưa hài lịng trong cơng việc của họ.

4.2. Kiểm định các giả thuyết

Kết quả kiểm định giả thuyết ở mức ý nghĩa 5% như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của cán bộ, công chức thanh tra nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh bến tre (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)