SO SÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI NGHIÊN CỨU GỐC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô việt nam (Trang 64 - 69)

F test for individual effects

4.7 SO SÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI NGHIÊN CỨU GỐC

Nghiên cứu chấp thuận: Giả thiết H1: Lợi tức trên danh mục cho vay tác động cùng

chiều đến hiệu quả hoạt động MFIs.

Lợi tức trên danh mục đầu tư là một tỷ lệ phần trăm cho thấy lợi nhuận gộp trung

bình trên danh mục đầu tư. Nói chung, Lợi tức trên danh mục đầu tư là chỉ số ban

đầu của MFIs phản ảnh khả năng tạo ra doanh thu của một tổ chức đó để trang trải

chi phí tài chính và chi phí hoạt động. Nó đo lường gía trị mà MFIs thực nhận từ lãi

suất mà các khách hàng chi trả.

Theo mơ hình hồi quy Pooled OLS của nghiên cứu: β1= 2.58: Khi lợi tức trên danh

mục cho vay tăng 1% thì chỉ tiêu tự vững về hoạt động sẽ tăng trung bình khoản

2.6%, với điều kiện giữ các biến độc lập còn lại khơng đổi. Nói cách khác, nó cho

biết ảnh hưởng “thuần” của sự thay đổi 1 đơn vị lợi tức trên danh mục cho vay với

biến phụ thuộc là chỉ số tự vững về hoạt động khi loại trừ ảnh hưởng của các biến

độc lập khác và mối liên hệ này có ý nghĩa thống kê. (Theo mơ hình FEM, β1= 1.93

có ý nghĩa thống kê).

Trong nghiên cứu gốc (của Mohd. Abdur Rahman & Ahmad Rizal Mazlan (2014) với MFIs Bangladesh - nơi mà khơng có chính sách bao cấp của Chính phủ về lãi suất như Việt Nam), các tác giả đã bác bỏ giả thiết H1 nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. (Sig = 0.824).

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu phù hợp với bằng chứng thực nghiệm của Rombrug- ghe et al (2007) với kết luận rằng lãi suất cho vay ảnh hưởng đến thành quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mơ (cả chỉ tiêu bền vững tài chính và hoạt động). Kết quả này được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Conning (1999), khẳng định rằng sự bền vững có liên quan với lãi suất cao hơn. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Cull (2005) cho

thấy, lãi suất cải thiện hiệu suất tài chính chỉ có ý nghĩa đối với phương thức cho vay cá nhân.

Nghiên cứu chấp thuận: Giả thiết H9: Cơ chế cho vay đồng trách nhiệm cùng các

biện pháp áp chế trả nợ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động MFIs.

Theo mơ hình hồi quy Pooled OLS của nghiên cứu: β10= 0.68: Khi áp dụng đầy đủ

mơ hình cho vay đồng trách nhiệm thì chỉ tiêu tự vững về hoạt động sẽ được cải thiện trung bình rất đáng kể (khoản 68%), với điều kiện giữ các biến độc lập cịn lại khơng

đổi. Nói cách khác, nó cho biết ảnh hưởng “thuần” của phương thức cho vay với biến

phụ thuộc là chỉ số tự vững về hoạt động khi loại trừ ảnh hưởng của các biến độc lập khác và mối liên hệ này có ý nghĩa thống kê.

Điều này phù hợp với các nghiên cứu của Christian Ahlin (2012); Kartik Natarajan

(2004); Kono H., (2007); Besley, Timothy and Coate, Stephen (1995) với kết luận

rằng phương thức cho vay đồng trách nhiệm đóng vai trị quan trọng trong việc giải

quyết vấn đề bất cân xứng thông tin và lựa chọn bất lợi nhằm đem đến tỷ lệ hoàn trả

rất cao. (Qua đó giảm thiểu mục Dự phòng mất vốn trong công thức của Hệ số tự

vững về hoạt động OSS).

Nghiên cứu chấp thuận: Giả thiết H3: Chi phí trên mỗi người vay tác động ngược

chiều đến hiệu quả hoạt động MFIs Chi phí trung bình trên mỗi người vay (CPB).

Theo mơ hình hồi quy của nghiên cứu: β4= -0.00197: Khi Chi phí trung bình trên

mỗi người vay giảm 10% thì chỉ tiêu tự vững về hoạt động sẽ được cải thiện trung

bình khoản khá nhỏ 0.02 %. Điều này cho thấy: chi phí hành chính trung bình trên

Trong nghiên cứu gốc (của Mohd. Abdur Rahman & Ahmad Rizal Mazlan (2014) với MFIs Bangladesh), các tác giả đã bác bỏ giả thiết H3 và có ý nghĩa thống kê. (Sig = 0.001).

Tuy nhiên, Điều này phù hợp với phát hiện của của Woller và Schreiner (2002) và

Christen et al (1995) họ chỉ ra rằng mức lương có vai trị quyết định đáng kể đến tính

bền vững tài chính của tổ chức tài chính vi mơ. Phát hiện của Cull củng cố ảnh

hưởng quan trọng của chi phí nhân viên trên mỗi người vay lên tính bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mơ. Dựa vào các phát hiện của G. Daniel Nyamso- goro (2010) cho thấy rằng các nhân viên được chi trả cao hơn, với các điều kiện khác khơng thay đổi, có thể dẫn họ đến xu hướng muốn giải trí nhiều hơn việc tập trung vào công việc của các tổ chức TCVM; dẫn tới số chuyến thực địa là rất thấp.

Nghiên cứu chấp thuận: Giả thiết H4: Tỷ lệ chi phí hoạt động tác động ngược chiều

đến hiệu quả hoạt động MFIs.

Tỷ lệ chi phí hoạt động là tỷ lệ của tổng chi phí hoạt động trên danh mục đầu tư cho

vay. Việc hạ thấp tỷ lệ, tất cả những thứ khác không đổi, sẽ bao hàm mang đến sự

hiệu quả. Kết quả kinh tế lượng OLS của phát hiện này cho thấy rằng các hệ số

tương quan cho các biến là tiêu cực và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1 phần

trăm. Điều này cho thấy rằng, các tổ chức TCVM giảm chi phí hoạt động ở một mức

độ nhất định trên danh mục cho vay, đem lại lợi nhuận nhiều hơn do đó, trở lên bền

vững về mặt tài chính.

Trong nghiên cứu gốc (của Mohd. Abdur Rahman & Ahmad Rizal Mazlan (2014) với MFIs Bangladesh), các tác giả chấp thuận giả thiết H4 và có ý nghĩa thống kê. (Sig = 0.143)

Nghiên cứu bác bỏ: Giả thiết H7: Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều

cho thấy thành quả tài chính bị ảnh hưởng bởi cấu trúc vốn, ít sử dụng đòn bẩy các tổ

chức tài chính vi mơ đạt tỷ lệ tự vững về hoạt động (OSS) tốt hơn, có lẽ, cho thấy

một liên kết giữa sự sẵn sàng của các nhà tài trợ cung cấp góp vốn cho các TCTCVM làm tốt và khơng thích cho vay đối với những MFIs hoạt động chểnh mảng. Như vậy, kết quả phù hợp với những quan điểm rằng các TCTCVM với nguồn lực lớn hơn sẽ hiệu quả hơn bởi vì họ khơng cần phải điều chỉnh nhiệm vụ của họ để có được thêm vốn.

Trong nghiên cứu gốc (của Mohd. Abdur Rahman & Ahmad Rizal Mazlan (2014) với MFIs Bangladesh), các tác giả cũng bác bỏ giả thiết H7 và có ý nghĩa thống kê. (Sig = 0.15).

Nghiên cứu đồng thời cho thấy các mối quan hệ khơng có ý nghĩa thống kê trong các giả thiết sau:

Giả thiết H2: Số người vay tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động MFIs. và Giả thiết H5: Mức giả ngân trung bình tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động MFIs.

Điều này cho thấy khơng có sự đánh đổi giữa mức độ tiếp cận theo chiều sâu (Mức

giải ngân trung bình) cũng như mức độ tiếp cận theo chiều rộng (Số người vay) và

hiệu quả hoạt động của MFIs.

Trong nghiên cứu gốc (của Mohd. Abdur Rahman & Ahmad Rizal Mazlan (2014) với

MFIs Bangladesh), các tác giả chỉ ra mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê

(Sig = 0.003) giữa mức độ tiếp cận theo chiều rộng (Số người vay) và hiệu quả hoạt

động của MFIs. Trong khi đó, các tác giả chỉ ra mối quan hệ cùng chiều chiều có ý

nghĩa thống kê (Sig = 0.015) giữa mức độ tiếp cận theo chiều sâu (Mức giải ngân

Giả thiết H6: Kích thước của một MFI tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động

MFIs. và Giả thiết H8: Tuổi của MFI tác động cùng chiều đến hiệu quả hoạt động

MFIs. Điều này cho thấy các MFIs non trẻ với việc áp dụng mô thức cho vay tiến

tiến theo thông lệ thành công của TCVM trên thế giới vẫn đem lại kết quả về hiệu

quả hoạt động rất tích cực.

Trong nghiên cứu gốc (của Mohd. Abdur Rahman & Ahmad Rizal Mazlan (2014) với

MFIs Bangladesh), các tác giả chỉ ra mối quan hệ ngược chiều khơng có ý nghĩa

thống kê (Sig = 0.878) giữa Kích thước và hiệu quả hoạt động của MFIs. Tương tự,

các tác giả chỉ ra mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa thống kê (Sig = 0.148) giữa

Tuổi và hiệu quả hoạt động của MFIs.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)